Câu chuyện cổ tích ( hơn cả một niềm vui toàn tâp)

Thảo luận trong 'TẤM LÒNG VÀNG VIETCARAVAN' bắt đầu bởi Phatngonvien, 10/3/17.

  1. Phatngonvien

    Phatngonvien Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    28/10/16
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam

    Lượt xem: 165

    HƠN CẢ MỘT NIỀM VUI!
    1- Ngày thứ nhất: Bội thu niềm vui
    Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người cứ hay nói hay tự nhắc nhở mình: “ Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui’ để tìm cách nhớ đến cái vui hơn cái buồn, cái tích cực hơn cái tiêu cực, cái sáng hơn cái tối. Mỗi đêm trước khi lơ mơ đi vào giấc ngủ tôi cũng cố tập thói quen điểm sơ lại những chuyện trong ngày rồi tự lập lờ mình rằng hôm nay cái gọi là vui nó hơn cái gọi là buồn. Cái điểm cộng nó hơn cái điểm trừ, nhưng thực ra, chưa có đêm nào tôi đi vào giấc ngủ với một niềm vui bay bổng như đêm nay, cứ như trong tôi có một cái gì vừa thức tỉnh sau một giấc ngủ vùi. Tôi nằm xoay qua xoay lại mà không ngủ được. Tự nhớ lại, mấy hôm nay mình đã bỏ hẳn cà phê rồi, trà là dứt khoát không đụng tới từ sau mười hai giờ trưa, vậy mà sao mãi vẫn không ngủ được, đã vậy; có khi tôi chợt phát hiện ra mình đang cười, đang say sưa ôn lại những hình ảnh trong ngày thay gì hít thở hít thở để đi vào giấc ngủ…
    Tôi nhớ khi tôi đang say sưa nghe một bài nói về tác dụng của rượu thì Lê Anh gọi, em cho biết là em và Phượng đang ở bệnh viện Pháp Việt để chờ khám mắt cho một thanh niên nào đó bị mù, em nói say sưa về quá trình gặp gở, về duyên về nghiệp gì đó mà tôi chưa kịp nhanh trí để hiểu cho ra em nói gì, chỉ biết là hình như em muốn rủ rê tôi. Tôi lại nhớ hình như Bụi Ba rọi ( bác Giang Trắng đen) có nói về chuyện này, về một thanh niên nào đó bị một con cò mổ một con mắt đã lâu rồi, bây giờ cái con mắt còn lại cũng sắp mù hẳn nhưng tôi và Bụi Ba rọi chịu, không thể hiểu được hai người bạn của mình, sao hổ trợ khám bệnh từ thiện ở bệnh viện FV, thứ nhất bệnh viện này cũng chưa phải là bệnh viện giỏi nhất về mắt. Thứ hai chi pí bệnh viện rất cao. Ngay cả tôi đã được bác sĩ chuẩn đoán phải mổ mà còn chưa dám quyết định chọn bệnh viện này vì hai lý do trên, vậy sao mấy người này lại…. Thôi kệ, em nó đã từ Tân bình qua đến đây được, mình chỉ cần năm phút là có thể gặp nó, sao lại không nhân tiện chạy ra chơi . Tôi cắt ngang câu chuyện của em và hỏi huỵch toẹt : “ Gọi chị là có ý gì đây, muốn chị ra đó phải không?”. Lê Anh trả lời nhanh:” Thì đó, muốn rủ chị ra tám…” . “Được, chờ chút chị ra liền”. Tôi trả lời nhanh và xuống xe đi ngay.
    Bệnh viện FV dạo này đông lạ, mọi lần bao giờ bãi đậu xe cũng mênh mông vậy mà bây giờ tôi đảo hai vòng cũng chưa kiếm được chổ nào trống. Cuối cùng đành phải khổ sở cho xe vào một chổ chật hẹp với sự giúp đở của một anh tài xế lạ, đậu xong rồi lại lo. Đầu trước, đuôi sau cách xe khác chỉ chừng ba tấc, sợ một chút khi ra xe người ta sẽ chưởi rủa hay va chạm vào xe mình. Đang lo thì anh tài xế khi nảy tự nhiên đề nghị: “ Đậu vậy một chút em nghi chị ra không được đâu. Thôi để em nhường chổ xe em cho chị nè”.
    - Cám ơn em, nhưng em nhường xong cũng chưa được. Em phải giúp chị cho xe ra nữa.
    - Được, để em phụ cho.
    Xong cái chuyện đâu xe tôi đi vào kiếm hai cô bạn nhỏ, lòng hân hoan như vừa nghe một bài nhạc xuân. Trên đời vẫn còn những kẻ biết cho, biết nhường. Cuộc đời vẫn đẹp sao!
    Trong bệnh viện Lê Anh đang ngồi trong phòng chờ của khoa mắt. Còn Phượng thì đang đi tới đi lui gặp bác sĩ , y tá để lo giấy tờ. Lê Anh chỉ tôi hai mẹ con của bệnh nhân đang co chân lên ghế ngồi, có vẻ lạnh. Mới thoạt nhìn thôi, ta cũng có thể nhận ra hai người này chắc phải ở một nơi nào đó, chắc là quê nhất của một vùng quê lắm. Chị cao ráo, rám đen và cằn cổi. Thấy tôi nhìn về chị, chị cười bẻn lẻn, một nụ cười hồn hậu vô tư mà tôi không còn thường thấy nữa ở trong đời sống thường ngày ở chốn thành đô này. Bên cạnh chị là một thanh niên, còn trẻ lắm nhưng cái nét nghèo đậm làm ta không dám đoán tuổi. Cậu trai trẻ này cũng cao ráo như mẹ, cũng da rám đen và cũng có nụ cười vui sướng ngời ngời trên mặt. Mới nhìn, không ai nghĩ là cậu mù dù một con mắt của cậu đã bị mút, chỉ còn lại một cái hố mắt sâu sâu. Con mắt còn lại thì vẫn mở thao láo, dù có đủ tròng trắng, tròng đen nhưng khi ta quan sát cái lối nhìn, kiểu nghe ngóng của cậu thì ta biết ngay cậu không còn thấy gì, mà là đôi tai đang thay đôi mắt để ngóng nhìn.
    Tôi hỏi Lê Anh:
    - Sao dám đưa bệnh nhân vô đây chữa?
    - Cơ duyên thôi chị, chứ em bệnh còn không dám chửa ở đây, huống chi là làm từ thiện.
    - Là sao?
    - Thì cái hồi bác Bình Phương xuống dưới Trà Vinh lo cái vụ nhà tình nghĩa đó ,cái em này đi bán vé số té nhào vô xe của bác. Bác đùa:
    - Đi mà đụng xe tôi là tui bắt đền nha. Rồi mẹ nó chạy tới xin lỗi bác Bình Phương, giải thích là tại nó bị mù.
    - Ồ, vậy là nhờ nó té vô bác Bình Phương.
    - Thì em đã nói là cơ duyên mà. Bác thấy vậy có cho nó tiền nhưng nó không lấy, chỉ mời bác mua vé số, nó nói: “ Thôi con không lấy tiền bác đâu, bác mua số cho con đi, nếu chiều bác trúng thì bác cho con tiền, lúc đó con mới lấy”
    Nghe Lê Anh kể tôi không khỏi mĩm cười vui. Lòng tự trọng có ở mọi con người, bất chấp hoàn cảnh, giàu nghèo. Tôi hỏi:
    - Rồi sao nữa?
    - Rồi chị Phương thấy vậy mới nói với anh Bảy Mao, chủ tịch xã ở dưới là nhờ anh lưu ý trường hợp này, khi chị về thành phố sẽ để tâm giúp đỡ dù chị không dám hứa hẹn trước điều gì.
    - Vậy là chuyện này mới vài tuần trước thôi hả?
    - Ừa thì chị nhớ chuyện chị em mình và mọi người hùn tiền lại cứu hai cái chân sắp hoại tử của em Châu Huệ Danh , hai mươi tuổi ở bệnh viện 115 không?
    - Nhớ chứ, thì em mới khoe là đã đủ tiền mổ cho thằng què, giờ có dư chút lo tiếp cho thằng mù chứ gì? Ừa mà nó tên gì? Mấy tuổi vậy?
    - Tên Tuấn. Hai mươi bảy tuổi.
    - Trời ơi, còn nhỏ xíu. Nhỏ hơn con chị. Tội nghiệp ghê.
    - Chắc thằng này có phúc có phần. Khi lo cho thằng què, chị Phương có nói chuyện thằng Tuấn mù cho bác sĩ Dũngnghe. Phúc đức sao bác sĩ Dũng lại có vợ là bác sĩ Hạnh, đang quản lý ngân hàng giác mạc từ thiện cho biết là có một phái đoàn Singpapore qua mổ từ thiện cho bốn mươi ca.
    - Trời ơi, thằng này thiệt là có phúc.Vậy là nó vừa được mổ mắt ở bệnh viện Pháp-Việt( FV), lại vừa được chuyên gia nước ngoài khám chữa. Đúng là con người ta có số.
    Vừa khi Phượng chay loanh quoanh các phòng lo làm thủ tục cho thắng Tuấn xong quay lại, thay Lê Anh trả lời:
    - Cũng chưa chắc đâu chị. Bác sĩ Hạnh khám rồi . Bác nói là nó rất xứng đáng được mổ nhưng mà danh sách bốn mươi người đã đủ. Nó lọt sổ, số bốn mươi mốt.
    - Không sao đâu. Bốn mươi người kia chưa chắc sẽ được chọn hết. Sẽ có những người khi hội chẩn lại sẽ bị loại ra vì không đủ điều kiện sức khỏe hay không thể chửa trị được. Tuấn còn quá trẻ, lại chỉ còn có một con mắt duy nhất thì sẽ được ưu tiên nhất. 90% sẽ được.
    - Chắc không chị? Phượng và Lê cùng lên tiếng hỏi.
    - 95%. Chị đã có kinh nghiệm đi mổ mắt với đoàn Úc rồi mà.
    - Nhưng em cũng còn lo chị. Không biết là con mắt kia có còn cứu được không? Nó bị mù gần mười lăm năm rồi.
    Phượng nói chưa dứt lời thì có một cô y tá đi tới, giọng ân cần bảo Tuấn vào phòng soi đáy mắt xem con mắt của em còn có khả năng cứu chữa được không.. Phương lại dìu Tuấn đi. Bọn tôi nghe từ phòng khám :
    - Em cố nhìn xem còn thấy gì không?
    - Dạ con thấy có cái gì sáng sáng.
    - Vậy tốt rồi. Có thể chửa được.
    Trong phòng tôi thấy Phương đưa tay lên ngực cười toe toét, vui mừng. Ngoài này Lê Anh cũng long lanh đôi mắt lệ. Còn thằng Tuấn thì hướng cặp mắt về phía mông lung cũng toe toe cười. Má em cũng cười khi thấy bọn tôi cười. Chắc bà còn chưa biết được cái thông tin tích cực vửa rồi.
    Phượng dìu Tuấn về chổ ngồi với mẹ và báo lại cái tin vui vừa rồi. Nhưng cô còn chưa an:
    - Nhưng không chắc có lọt được vô danh sách mổ không chịơi.
    - 100%. Trường hợp này không ai bỏ đâu.
    Rồi ba chị em ngồi tám. Lê Anh nói :
    - Bửa nay giống ba chị em mình Off bệnh viện quá.
    - Thiệt tình là off bệnh viện mà vui quá chừng. Vui còn hơn đi off ngoài. Phượng khẳng định.
    Tôi nhìn hai cô em đang vô cùng phấn khích nhưng cũng đang cố kềm nén vì còn chờ kết quả cuối cùng, được mổ hay không. Rồi giờ khắc ấy cũng đến, hồ sơ của thằng Tuấn được chuyển đi thẩm định và bác sĩ Hạnh ra báo tin vui. Tuấn được vào danh sách mổ! Phượng và Lê Anh nhảy cẩng lên mừng. Nước mắt hai cô ràn rụa. Tôi cũng vui đến nghẹn lời dù tôi đã biết trước kết quả này do những lần đi mổ từ thiện trước. Tôi nhìn sang Tuấn. Nó còn chưa biết có gì đang xảy ra vì nó đã vui từ ngày Phượng và bác Bình Phương bảo nó lên thành phố. Nó hân hoan cứ như được lên thành phố chửa là được thôi, còn những đoạn đường nào phải đi qua nữa thì hình như chuyện đó chưa hề có trong đầu nó. Nhìn cái mặt cười của nó tôi hết hồn. Nếu không được mổ chắc nó phải hụt hẩng đến cở nào.
    Xong cái đoạn được mổ thì tới cái đoạn ăn ở. Theo hướng dẫn của bảo vệ, hai cô lấy xe gắn máy chạy loanh quoanh đi tìm nhà trọ cho hai mẹ con ở đâu gần cầu Tân Thuận. Cẩn thận trước khi đi Phương còn ra ngoài mua vô hai hộp cơm dù tôi đã đi mua cho hai mẹ con một gói bánh mì sandwitch. Rồi tôi cũng bỏ hai mẹ con đó ra ngoài nhờ mấy chú xe ôm chỉ đường tìm nhà trọ phụ hai cô. Nói chung là vì hai mẹ con chỉở ngắn ngày nên không kiếm đâu ra nhà trọ. Tôi gọi hai chi em Phương và Lê Anh về , lòng cứ nghĩ đến chuyện đem hai người này về nhà mình ở đở nhưng hai cô em can ngăn quyết liệt. Cuối cùng sau một hồi xà quần, bọn tôi bắt cóc được một cô gái đang làm gì đó trước cổng bệnh viện, thảy cô lên xe Lê Anh ngồi, để cô chỉ đường đến một khách sạn nhỏ sau bệnh viện Tâm Đức, giá phòng : 200,000$/ ngày. Thôi vậy cũng được.
    An vị cho hai mẹ con xong ba chị em về nhà tôi ăn cơm muộn, đã quá một giờ trưa mà Lê Anh chưa có gì bỏ bụng. Tôi nghĩ Phương cũng không hơn gì vì cô đã phải đi dón hai mẹ con từ sáu giờ sáng ở nhà trọ để đưa hai mẹ con về đây, nghĩa là bác Ngọt và cô đã phải xuất phát trước đó một giờ. Còn bác Bình Phương cũng đã phải từ Tân bình đi đón hai mẹ con từ hai giờ sáng về nhà trọ. Thật là một ngày vất vả cho các bạn của tôi
    Khi ba chị em về nhà tôi thì mâm cơm dọn sẵn đã nguội lạnh. Hai cô em kêu toáng lên:
    - Đói quá rồi, ăn thôi chị hai ơi.
    Tôi cũng đang rất đói nhưng tôi biết cả ba chị em tôi, dù đang rất đói cơm nhưng rất rất no đầy những niềm vui trong ngày khi mà chỉ một chút vất vả, chúng tôi sẽ rất rất có hi vọng góp phần mang lại ánh sáng cho cuộc đời của một chàng trai còn rất trẻ. Hôm nay chị em tôi có hơn một niềm vui, bọn tôi bội thu niềm vui (còn tiếp).


    2-GIẤC MƠ PHỐ THỊ
    ( NGÀY THỨ HAI)
    Buổi chiều sau khi đưa mẹ con Tuấn về nhà nghỉ, tôi lên kế hoạch đi bơi với mẹ con Bụi Ba rọi và cô em xinh đẹp Cẩm Linh. Ông trời chơi xấu, tới ngay giờ xuất phát thì mưa. Mấy chị em hỏi qua hỏi lại: “ Mưa bơi được không? Mưa bơi được không?” Nếu nhỏại vài chục tuổi, tôi sẽ trả lời ngay : “ Bơi được chứ. Tắm mưa mới sướng”. Bây giờ già rồi, biết nhiều hơn rồi tôi cũng đâm ra biết sợ đủ thứ, sợ sấm sét, hay nói nôm na là sợ trời đánh. Người tôi vốn có những từ trường bất thường, con người tôi thì lại rất bình thường, không biết trong cuộc sống hằng ngày có vô tình phạm phải tội ác tày trời nào không, rủi ông trời cao hứng, sai thiên lôi tới mời gọi sớm thì xui. Mấy bữa nay tôi đang vui, muốn sống thêm lâu lâu chút nữa. Thôi thì ở nhà cho lành vậy. l
    Vở kế hoạch A nhưng bọn tôi vẫn còn kế hoạch B, tới nhà Bụi Ba rọi ăn bánh khọt. Tới nơi tôi bèn khoe Bụi ba rọi và Cẩm Linh câu chuyện buổi sáng, Bụi ba rọi la trời: “ Trời ơi, vậy sao không rủờ em ở nhà chơi không đâu có làm gì đâu”. Linh cũng càm ràm: “ Biết vậy hồi sáng ra chơi với mấy chị!”. Tôi nghĩ thầm, tức cười mấy người này, tôi đi làm từ thiện mà mấy người phản ứng như tôi đi nhảy đầm chui bỏ bạn không bằng. Thấy vậy tôi nói : “ Muốn đi thì mai đi, trưa mai 1 giờ bác sĩ hẹn vào khám tiền phẩu thuật nè” em. Sáng gi
    - Đi, mai em đi với.
    - Trời, làm gì đi làm từ thiện mà giống như đi trẩy hội vậy mấy bà.
    Vậy là trưa hôm sau tôi không đi làm nhiệm vụ đưa bệnh nhân tới bệnh viện khám bệnh một mình, mà còn có Cẩm Linh lấy xe rước tôi, có Bụi ba rọi cầm máy ảnh theo ghi hình và cặp Ruby, Duy theo tháp tùng. Tôi nghĩ :“ Thằng Tuấn này có phước dữ. Ngay cảệnh, chị em tôi cũng chia ca mà trực, làm gì có cả một đoàn tùy tùng hộ tống khám chữa như vậy. Hóa ra khi đem niềm vui tới cho người khác, mình cũng phải vui dử lắm, có khi phải vui hơn người được nhận nên các bạn của tôi mới hăng hái đến vậy!” ba má tôi b
    Bác sĩ hẹn một giờ. Và dù chổ trọ của mẹ con Tuấn cách bệnh viện có năm phút, bọn tôi cứ cẩn thận đến rước em rất sớm. Khi mới vừa tới nơi, tôi thấy Tuấn đang ngồi rút chân lên giường nghe nghóng, nghe tiếng tôi em lại cười toe, liếng thoắng:
    - Cô tới rồi. Đêm qua con khỏi ngủ luôn.
    - Sao vậy?
    - Ở đây im lắm nhưng mà con không ngủ được.
    - Nôn hả?
    - Dạ hỏng biết nữa. Đủ thứ hết trơn.
    Má Tuấn đang nằm trên giường thấy tôi bèn lật bật ngồi dậy cười toét, nói liền:
    - Tối qua lạnh quá, lâu lâu hai mẹ con phải ra khỏi phòng ngồi một hồi cho ấm.
    - Ủa sao chị không nói với người ta tắt hay giảm bớt máy lạnh.
    - Dạ, hỏng dám kêu, sợ phiền.
    - Vậy ngủ giường nệm có thích không?
    - Dạaaaaaa hồi nào tới giờ toàn ngủ giường cây, bây giờ ngủ giường nệm đau lưng quá. Chị bẻn lẻn nói.
    Trên đường đến bệnh viện tôi hỏi em:
    - Vậy là lạnh quá ngủ hỏng được, giường êm quá ngủ hỏng được, còn cái gì nữa làm ngủ hỏng được kể luôn cô nghe coi.
    - Dạ nhiều thứ quá hỏng biết kể cái nào.
    - Vậy rồi chiều hôm qua có đi mua cơm ăn không?
    - Dạ đâu có dám ra khỏi phòng đâu mà mua cơm cô. Con nhờ cái chịở đây đi mua cơm dùm.
    - Sao lại không dám ra khỏi phòng? Có quán cơm trước mặt mà.
    - Dạ ra khỏi phòng con sợ lắm.
    - Sợ gì?
    - Dạ sợ đủ thứ. Sợ lạc không được mổ mắt, sợ bị giựt đồ.
    - Đồ của con có gì mà sợ giựt?
    - Dạ con hỏng có gì nhiều nhưng mà con cũng sợ bị giựt đó cô. Vừa nói, nó vừa đưa tay dằn lên miệng túi áo. Tôi đoán là chổ nó dấu tiền.

    Thực ra tôi biết là trong túi nó chỉ có 250,000$, là tiền còn lại từủa anh Bảy Mao ứng trước cho hai mẹ con làm lộ phí. Hai mẹ con đã đi xe hết 200,000$, ăn uống 50,000$, giờ còn lại bao nhiêu cũng đủ gọi là nặng túi đối với em cho nên lòng em nặng, người mà bình thường mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 40,000 hay 50,000 đồng là đã mừng lắm rồi. Hóa ra một chút tiền dư trong túi đã lấy đi cái thanh thản vốn có lúc cơ hàn. Tôi lại nhớ tới cô bạn của tôi vừa đổi một chiếc xe xịn và bị mất kiếng xe. Một cặp kiếng vài chục triệu đồng. Có bảo hiểm vẫn phải tốn thêm không ít. Và từ sau vụ bị mất kiếng, đi đâu mà xe đậu ở nơi cô thấy không an toàn là cô lại lo. Ông trời công bằng, ông cho người giàu những tiện nghi cao cấp và ông cũng cho luôn cả mối lo canh cánh để giữ gìn những vật chất ông ban. 500,000$ c

    Tôi lại nhớ tới chuyện chị Tám Vân, người được nhóm OVC và các bạn khác chung tay xây cho một căn nhà tình thương, hội bạn Xí muội góp cho thêm một cái Tivi. Người cho chắc đang rất vui vì nghĩ mình đã mang lại chút hương vị cuộc đời cho những người khốn khó , các bạn Xí muội và chúng tôi đâu biết là từ ngày ấy tới nay chị Tám chưa hề khui thùng TV. Tệ hơn, tối chị không dám ngủ vì sợ ăn trộm rinh mất cái TV này. Đang lan man suy nghĩ thì thằng Tuấn quay mặt sang tôi với một con mắt bạc màu tâm tình:
    - Từ hôm gặp cậu Phương ( ý Tuấn chỉ Bình Phương) với vợ chồng cậu Ngọt tới giờ, con đi khoe cùng hết. Gặp ai con cũng nói con sắp được mổ mắt.
    Nghe âm điệu của thằng Tuấn, tôi biết các bạn tôi, Bình Phương, bác Ngọt, bác Phượng, Lê Anh nay đã trở thành thần tiên trong tâm khảm của thằng bé mù ở cùng trời cuối đất này. Tôi chắc nó không dám mơ đến những chuyện đang xảy ra hôm nay. Tôi hỏi :
    - Mổ mắt xong thấy đường thì con tính làm gì?
    - Con mà thấy đường là con lên thành phố đi làm liền.
    - Sao lại lên thành phố?
    - Dạ người thành phố giàu quá, ai cũng có xe hơi đi. Mà người thành phố nào cũng tốt, như mấy cậu mấy dì ở đây tốt quá trời, giúp con đi chửa bệnh nè.
    Nghe nó nói mà tôi lạnh cả mình nhưng nhìn nét mặt vui tưng bừng của nó, tôi chưa dám mở lời cho nó biết là ở thành phố cũng có lắm kẻ khốn cùng như nó, có khi còn hơn cả nó và quan trọng hơn là ở thành phố không có nhiều cô tiên, ông bụt hiếm hoi mà nó gặp hôm nay. Tôi nhìn nó , ái náy hỏi tiếp:
    - Dưới quê con làm gì?
    - Dưới quê con đi bán vé số, có khi con đi len đất mướn.
    - Trước khi mù con có đi học không?
    - Dạ từ hồi giờ con chưa đi học bao giờ. Cả nhà con chỉ có chị con là học được tới lớp một.
    Tự nhiên tôi hơi lo. Bây giờ nó mù lòa, nó có trăm lý do để biện hộ cho cái chuyện dốt nát, không nghề nghiệp của nó. Cái gì người ta cũng có thể xí xóa bỏ qua. Mai đây khi nó có ánh sáng rồi thì nó trở thành một anh thanh niên đang tuổi lưng dài vai rộng, chắc không ai thương tình mua vé số cho nó. Các cô gái trẻ, các em nhỏ, ông già bà lão chắc sẽ được chiếu cố hơn. Đâu phải ai trên đời cũng biết là nó có một thời gian dài không có điều kiện học tập một kỷ năng nhất định nào đó. Tôi chợt nhớ tới một sốừ chối được cứu chữa khi có một phái đoàn tự thiện đến làng….Ôi, sao tôi lẩn quẩn quá rồi. Hôm qua cả bọn đã sướng điên người khi thằng Tuấn vượt qua mấy ải để được vào danh sách mổ, hôm nay ước mơ đạt được rồi tôi lại rối rắm trăm điều. Tôi lại nhớ tới hình ảnh của bác Phượng và Lê Anh nhẩy cẩng lên ôm nhau khóc , nước mắt giọt giọt khi Phượng chạy ra thông báo là Tuấn đã được “đậu vớt” trong danh sách bốn mươi người sắp được cải thiện ánh sáng. anh què đi ăn xin đã t
    Một người bệnh, mười người nuôi…Đi theo thằng Tuấn hôm nay có đến gần chục người, gây huyên náo cả một bệnh viện vốn dĩ rất yên tĩnh lịch sự. Gặp nhau đông vui như vậy nên mọi người không ai nhớ là mình đi bệnh viện; vốn là một chổ rất bất đắc dĩ mới tới, mọi người đều đang phấn khích vì nhiều lẻ: Chị Lựu, mẹ thằng Tuấn thì cứ lẻo đẻo theo con, không biết trong đầu chị nghĩ gì, tôi thấy chị cứ toe toe cười hoài. Có lẻ chị thấy bọn tôi ồn ào vui quá, có lẻ chị đang tưởng tưởng ra cái ngày thằng Tuấn sáng mắt, nó vốn hiếu thảo, siêng năng tốt bụng, chắc sau sẽ là chổ dựa cho chị thay vì chị cứ phải canh cánh trong lòng mà lo cho nó. Có khi trong đầu chị đang le lói hình ảnh của một cô con dâu, nó đã hai mươi tám tuổi rồi..À, đám cưới nó cả bọn đi chắc vui lắm đây. Và biết đâu, cũng như con trai mình, chị cũng đang có giấc mơ phố thị…



    TẬP 3- CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH
    ( Ngày thứ ba)
    Khi thấy những giọt nước mắt của Lê Anh và Phượng rơi dài trên má lúc biết Tuấn được mổ, tôi đã xúc cảm viết “ Hơn cả một niềm vui”; khi nghe Tuấn nói về kế hoạch cuộc đời mới khi đôi mắt em sáng tôi lại trăn trở viết bài “ Giấc mơ phố thị” , nhưng khi bác Bạc lẻ dùng từ “ câu chuyện cổ tích” thì tôi lại muốn viết ngay một chuyện cổ tích không mở đầu bằng câu “ Hồi xưa, xưa thiệt là xưa…” mà là câu “ Mới vừa tuần rồi, tháng rồi , ở một làng quê nghèo kia có một thằng bé mới mười hai tuổi thôi, một hôm anh nó đi bẩy được một con cò và một con cuốc. Thằng bé được mẹ giao cho nhiệm vụ làm thịt cò. Đôi chân của cậu bé còn vụng, đôi tay của bé cũng vụng nên khi đang cố vặt lông cò, bé đã để cho chú cò đáng thương xổng ra, chú cò quay lại mổ vào ngay một mắt của kẻ thù đang định sát hại mình và chẳng bao lâu sau, con mắt đó đã không còn nhìn thấy gì nữa. Nhưng một mắt hình như vẫn chưa đủ bù cho mấy cái lông bị vặt trên cổ cò, đôi mắt còn lại cũng dần dần đi vào tăm tối. Và từ đó, cậu bé được gọi là thằng Tuấn mù.
    Thằng Tuấn mù dù bị mù mắt nhưng vẫn ngày ngày đi làm giúp mẹ. Nó vẫn biết dùng sức trẻ của một thanh niên để đi đào đất mướn, có tiền dư để giúp đở người nào khốn khổ hơn. Khi nào không ai thuê mướn, nó đi bán vé số. Rồi một hôm nó bị vấp ngả vào xe của một ông bụt. Ông này có nhiều bạn bè là bụt ông và bụt bà. Họ cùng có một trái tim dễ rung động vì những cảnh khốn cùng, họ cùng có những đôi mắt dễ rơi lệ khi thương cảm. Thế nên thằng Tuấn được họ đưa đi gặp những ông bụt bà tiên từ Singapore qua chữa trị cho nó. Khi nó nằm trên giường, nó được một cô tiên nào đó ân cần đắp mền “bít chịt” tới cổ. Khi nó đau, nó nghe tiếng chắc lưỡi xót xa của họ. Nó chẳng hiểu họ nói gì, lâu lâu nghe được chữ OK OK là nó biết như vậy là “ phẻ” rồi, lâu lâu nghe họ hạ giọng thì thào thì nó hơi lo lo nhưng nó đã tính rồi, nếu người ta thấy được một trăm mét, nó thấy được năm mươi mét là “ Ok” rồi, mà thôi thấy được mười mét cũng được, như vậy khỏi bị té sứt trán gảy gọng hoài.
    Nó hỏi mẹ nó mấy cô tiên ăn mặc sao? Mẹ nó nói cũng vậy thôi. Nó dặn mẹ là đừng cho mấy cô tiên kêu là dì vì nó nghe nói người “ tiên” thấy trẻ vậy chứ tuổi chắc không còn trẻ đâu, kêu mấy cô đó kêu mẹ bằng chị thôi. Có một cô tiên hỏi nó mù lâu rồi thì còn nhớ cái gì không? Nó nói nó chỉ còn nhớ mặt mẹ nó thôi. Cô hỏi:” Mặt mẹ ra sao? Đẹp lắm hả?”. Nó trả lời : “ Dạ mẹ cũng được, chắc cũng đẹp đẹp”. Rồi một cô lại nói :
    - Vậy là con không biết rồi, mẹ trẻ măng, đẹp lắm đó . Nghe vậy nó cười hăng hắc trả lời ngay :
    - Con mù lâu rồi nên giờ chắc mẹ cũng già rồi.
    - Sao con biết?
    - Thì con nắm tay mẹ thấy nhăn hết trơn, cứng ngắt là con biết rồi.
    Rồi sau vài ngày ông Bụt , bàTiên lo cho nó chổ ăn, ở, đưa rước nó đi tới lui ở bệnh viện, chờ đợi khi nó vào phòng khám, phòng mổ, cuối cùng như bao nhiêu câu chuyện cổ tích khác, bao giờ nhân vật tốt cũng được hưởng cái kết cục tốt đẹp, thằng Tuấn được sáng mắt, còn các ông Bụt bà Tiên của nó lại bay đi tìm những người khốn khổ như nó mà giúp. Câu chuyện cổ tích cũng nói là mấy ông Bụt bà Tiên của nó luôn được Ngọc Hoàng Thượng đế cho quanh năm được khỏe mạnh, lúc nào cũng vui vẻ nói cười, làm cái gì cũng êm xuôi trót lọt….à, mà nó có dặn một cô Tiên là nhớ chụp hình cho đủ hết Tiên ông Tiên bà, để chừng nào nó sáng mắt thì nó được nhìn thấy mặt họ. Có điều Tiên làm phước xong hay biến mất lắm, không biết rồi nó co` biết mặt họ không nữa.
    Văn Mỹ Lan
    08/01/2011
     

Chia sẻ trang này

Bình Luận Bằng Facebook

p.viewcount { text-align: right; font-size: 12px; margin-top: -13px; margin-right: 25px; }

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)