Hơn cả một niềm vui!

Thảo luận trong 'TẤM LÒNG VÀNG VIETCARAVAN' bắt đầu bởi Phatngonvien, 10/3/17.

  1. Phatngonvien

    Phatngonvien Moderator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    28/10/16
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam

    Lượt xem: 187

    1- Ngày thứ nhất: Bội thu niềm vui

    Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người cứ hay nói hay tự nhắc nhở mình: “ Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui’ để tìm cách nhớ đến cái vui hơn cái buồn, cái tích cực hơn cái tiêu cực, cái sáng hơn cái tối. Mỗi đêm trước khi lơ mơ đi vào giấc ngủ tôi cũng cố tập thói quen điểm sơ lại những chuyện trong ngày rồi tự lập lờ mình rằng hôm nay cái gọi là vui nó hơn cái gọi là buồn. Cái điểm cộng nó hơn cái điểm trừ, nhưng thực ra, chưa có đêm nào tôi đi vào giấc ngủ với một niềm vui bay bổng như đêm nay, cứ như trong tôi có một cái gì vừa thức tỉnh sau một giấc ngủ vùi. Tôi nằm xoay qua xoay lại mà không ngủ được. Tự nhớ lại, mấy hôm nay mình đã bỏ hẳn cà phê rồi, trà là dứt khoát không đụng tới từ sau mười hai giờ trưa, vậy mà sao mãi vẫn không ngủ được, đã vậy; có khi tôi chợt phát hiện ra mình đang cười, đang say sưa ôn lại những hình ảnh trong ngày thay gì hít thở hít thở để đi vào giấc ngủ…
    Tôi nhớ khi tôi đang say sưa nghe một bài nói về tác dụng của rượu thì Lê Anh gọi, em cho biết là em và Phượng đang ở bệnh viện Pháp Việt để chờ khám mắt cho một thanh niên nào đó bị mù, em nói say sưa về quá trình gặp gở, về duyên về nghiệp gì đó mà tôi chưa kịp nhanh trí để hiểu cho ra em nói gì, chỉ biết là hình như em muốn rủ rê tôi. Tôi lại nhớ hình như Bụi Ba rọi ( bác Giang Trắng đen) có nói về chuyện này, về một thanh niên nào đó bị một con cò mổ một con mắt đã lâu rồi, bây giờ cái con mắt còn lại cũng sắp mù hẳn nhưng tôi và Bụi Ba rọi chịu, không thể hiểu được hai người bạn của mình, sao hổ trợ khám bệnh từ thiện ở bệnh viện FV, thứ nhất bệnh viện này cũng chưa phải là bệnh viện giỏi nhất về mắt. Thứ hai chi phí bệnh viện rất cao. Ngay cả tôi đã được bác sĩ chuẩn đoán phải mổ mà còn chưa dám quyết định chọn bệnh viện này vì hai lý do trên, vậy sao mấy người này lại…. thội kệ, em nó đã từ Tân bình qua đến đây, mình chỉ cần năm phút là có thể gặp nó, sao lại không nhân tiện chạy ra chơi . Tôi cắt ngang câu chuyện của em và hỏi huỵch toẹt : “ Gọi chị là có ý gì đây, muốn chị ra đó phải không?”. Lê Anh trả lời nhanh:” Thì đó, muốn rủ chị ra tám…” . “Được, chờ chút chị ra liền”. Tôi trả lời nhanh và xuống xe đi ngay.
    Bệnh viện FV dạo này đông lạ, mọi lần bao giờ bãi đậu xe cũng mênh mông vậy mà bây giờ tôi đảo hai vòng cũng chưa kiếm được chổ nào trống. Cuối cùng đành phải khổ sở cho xe vào một chổ chật hẹp với sự giúp đở của một anh tài xế lạ, đậu xong rồi lại lo. Đầu trước, đuôi sau cách xe khác chỉ chừng ba tấc, sợ một chút khi ra xe người ta sẽ chưởi rủa hay va chạm vào xe mình. Đang lo thì anh tài xế khi nảy tự nhiên đề nghị: “ Đậu vậy một chút em nghi chị ra không được đâu. Thôi để em nhường chổ xe em cho chị nè”.
    - - Cám ơn em, nhưng em nhường xong cũng chưa được. Em phải giúp chị cho xe ra nữa.
    - -Được, để em phụ cho.
    Xong cái chuyện đâu xe tôi đi vào kiếm hai cô bạn nhỏ, lòng hân hoan như vừa nghe một bài nhạc xuân. Trên đời vẫn còn những kẻ biết cho, biết nhường. Cuộc đời vẫn đẹp sao!
    Trong bệnh viện Lê Anh đang ngồi trong phòng chờ của khoa mắt. Còn Phượng thì đang đi tới đi lui gặp bác sĩ , y tá để lo giấy tờ. Lê Anh chỉ tôi hai mẹ con của bệnh nhân đang co chân lên ghế ngồi, có vẻ lạnh. Mới thoạt nhìn thôi, tôi cũng có thể nhận ra hai người này chắc phải ở một nơi nào đó, chắc là quê nhất của một vùng quê lắm. Chị cao ráo, rám đen và cằn cổi. Thấy tôi nhìn về chị, chị cười bẻn lẻn, một nụ cười hồn hậu vô tư mà tôi không còn thường thấy nữa ở trong đời sống thường ngày ở chốn thành đô này. Bên cạnh chị là một thanh niên, còn trẻ lắm nhưng cái nét nghèo đậm làm ta không dám đoán tuổi. Cậu trai trẻ này cũng cao ráo như mẹ, cũng da rám đen và cũng có nụ cười vui sướng ngời ngời trên mặt. Mới nhìn, không ai nghĩ là cậu mù dù một con mắt của cậu đã bị mút, chỉ còn lại một cái hố mắt sâu sâu. Con mắt còn lại thì vẫn mở thao láo, dù có đủ tròng trắng, tròng đen nhưng khi ta quan sát cái lối nhìn, kiểu nghe ngóng của cậu thì tôi biết ngay cậu không còn thấy gì, mà là đôi tai đang thay đôi mắt để ngóng nhìn.
    Tôi hỏi Lê Anh:
    - Sao dám đưa bệnh nhân vô đây chữa?
    - Cơ duyên thôi chị, chứ em bệnh còn không dám chửa ở đây, huống chi là làm từ thiện.
    - Là sao?
    - Thì cái hồi bác Bình Phương xuống dưới Trà Vinh lo cái vụ nhà tình nghĩa đó ,cái em này đi bán vé số té nhào vô xe của bác. Bác đùa:
    - Đi mà đụng xe tôi là tui bắt đền nha. Rồi mẹ nó chạy tới xin lỗi bác Bình Phương, giải thích là tại nó bị mù.
    - Ồ, vậy là nhờ nó té vô bác Bình Phương.
    - Thì em đã nói là cơ duyên mà. Bác thấy vậy có cho nó tiền nhưng nó không lấy, chỉ mời bác mua vé số, nó nói: “ Thôi con không lấy tiền bác đâu, bác mua số cho con đi, nếu chiều bác trúng thì bác cho con tiền, lúc đó con mới lấy”
    Nghe Lê Anh kể tôi không khỏi mĩm cười vui. Lòng tự trọng có ở mọi con người, bất chấp hoàn cảnh, giàu nghèo. Tôi hỏi:
    - Rồi sao nữa?
    - Rồi chị Phượng thấy vậy mới nói với anh Bảy Mao, chủ tịch xã ở dưới là nhờ anh lưu ý trường hợp này, khi chị về thành phố sẽ để tâm giúp đỡ dù chị không dám hứa hẹn trước điều gì.
    - Vậy là chuyện này mới vài tuần trước thôi hả?
    - Ừa thì chị nhớ chuyện chị em mình và mọi người hùn tiền lại cứu hai cái chân sắp hoại tử của em Châu Huệ Danh , hai mươi tuổi ở bệnh viện 115 không?
    - Nhớ chứ, thì em mới khoe là đã đủ tiền mổ cho thằng què, giờ có dư chút lo tiếp cho thằng mù chứ gì? Ừa mà nó tên gì? Mấy tuổi vậy?
    - Tên Tuấn. Hai mươi bảy tuổi.
    - Trời ơi, còn nhỏ xíu. Nhỏ hơn con chị. Tội nghiệp ghê.
    - Chắc thằng này có phúc có phần. Khi lo cho thằng què, chị Phượng có nói chuyện thằng Tuấn mù cho bác sĩ Dũng nghe. Phúc đức sao bác sĩ Dũng lại có vợ là bác sĩ Hạnh, đang quản lý ngân hàng giác mạc từ thiện cho biết là có một phái đoàn Singpapore qua mổ từ thiện cho bốn mươi ca.
    - Trời ơi, thằng này thiệt là có phúc.Vậy là nó vừa được mổ mắt ở bệnh viện Pháp-Việt( FV), lại vừa được chuyên gia nước ngoài khám chữa. Đúng là con người ta có số.
    Vừa khi Phượng chay loanh quoanh các phòng lo làm thủ tục cho thắng Tuấn xong quay lại, thay Lê Anh trả lời:
    - Cũng chưa chắc đâu chị. Bác sĩ Hạnh khám rồi . Bác nói là nó rất xứng đáng được mổ nhưng mà danh sách bốn mươi người đã đủ. Nó lọt sổ, số bốn mươi mốt.
    - Không sao đâu. Bốn mươi người kia chưa chắc sẽ được chọn hết. Sẽ có những người khi hội chẩn lại sẽ bị loại ra vì không đủ điều kiện sức khỏe hay không thể chửa trị được. Tuấn còn quá trẻ, lại chỉ còn có một con mắt duy nhất thì sẽ được ưu tiên nhất. 90% sẽ được.
    - Chắc không chị? Phượng và Lê cùng lên tiếng hỏi.
    - 95%. Chị đã có kinh nghiệm đi mổ mắt với đoàn Úc rồi mà.
    - Nhưng em cũng còn lo chị. Không biết là con mắt kia có còn cứu được không? Nó bị mù gần mười lăm năm rồi.
    Phượng nói chưa dứt lời thì có một cô y tá đi tới, giọng ân cần bảo Tuấn vào phòng soi đáy mắt xem con mắt của em còn có khả năng cứu chữa được không.. Phương lại dìu Tuấn đi. Bọn tôi nghe từ phòng khám :
    - Em cố nhìn xem còn thấy gì không?
    - Dạ con thấy có cái gì sáng sáng.
    - Vậy tốt rồi. Có thể chửa được.
    Trong phòng tôi thấy Phương đưa tay lên ngực cười toe toét, vui mừng. Ngoài này Lê Anh cũng long lanh đôi mắt lệ. Còn thằng Tuấn thì hướng cặp mắt về phía mông lung cũng toe toe cười. Má em cũng cười khi thấy bọn tôi cười. Chắc bà còn chưa biết được cái thông tin tích cực vừa rồi.
    Phượng dìu Tuấn về chổ ngồi với mẹ và báo lại cái tin vui vừa rồi. Nhưng cô còn chưa an:
    - Nhưng không chắc có lọt được vô danh sách mổ không chị ơi.
    - 100%. Trường hợp này không ai bỏ đâu.
    Rồi ba chị em ngồi tám. Lê Anh nói :
    - Bửa nay giống ba chị em mình Off bệnh viện quá.
    - Thiệt tình là off bệnh viện mà vui quá chừng. Vui còn hơn đi off ngoài. Phượng khẳng định.
    Tôi nhìn hai cô em đang vô cùng phấn khích nhưng cũng đang cố kềm nén vì còn chờ kết quả cuối cùng, được mổ hay không. Rồi giờ khắc ấy cũng đến, hồ sơ của thằng Tuấn được chuyển đi thẩm định và bác sĩ Hạnh ra báo tin vui. Tuấn được vào danh sách mổ! Phượng và Lê Anh nhảy cẩng lên mừng. Nước mắt hai cô ràn rụa. Tôi cũng vui đến nghẹn lời dù tôi đã biết trước kết quả này do những lần đi mổ từ thiện trước. Tôi nhìn sang Tuấn. Nó còn chưa biết có gì đang xảy ra vì nó đã vui từ ngày Phượng và bác Bình Phương bảo nó lên thành phố. Nó hân hoan cứ như được lên thành phố chửa là được thôi, còn những đoạn trường nào phải đi qua nữa thì hình như chuyện đó chưa hề có trong đầu nó. Nhìn cái mặt cười của nó tôi hết hồn. Nếu không được mổ chắc nó phải hụt hẩng đến cở nào.
    Xong cái đoạn được mổ thì tới cái đoạn ăn ở. Theo hướng dẫn của bảo vệ, hai cô lấy xe gắn máy chạy loanh quoanh đi tìm nhà trọ cho hai mẹ con ở đâu gần cầu Tân Thuận. Cẩn thận trước khi đi Phương còn ra ngoài mua vô hai hộp cơm dù tôi đã đi mua cho hai mẹ con một gói bánh mì sandwitch. Rồi tôi cũng bỏ hai mẹ con đó ra ngoài nhờ mấy chú xe ôm chỉ đường tìm nhà trọ phụ hai cô. Nói chung là vì hai mẹ con chỉ ở ngắn ngày nên không kiếm đâu ra nhà trọ. Tôi gọi hai chi em Phượng và Lê Anh về , lòng cứ nghĩ đến chuyện đem hai người này về nhà mình ở đở nhưng hai cô em can ngăn quyết liệt. Cuối cùng sau một hồi xà quần, bọn tôi bắt cóc được một cô gái đang làm gì đó trước cổng bệnh viện, thảy cô lên xe Lê Anh ngồi, để cô chỉ đường đến một khách sạn nhỏ sau bệnh viện Tâm Đức, giá phòng : 200,000$/ ngày. Thôi vậy cũng được.
    An vị cho hai mẹ con xong ba chị em về nhà tôi ăn cơm muộn, đã quá một giờ trưa mà Lê Anh chưa có gì bỏ bụng. Tôi nghĩ Phượng cũng không hơn gì vì cô và bác Ngọt đã phải đi dón hai mẹ con từ sáu giờ sáng ở nhà trọ để đưa hai mẹ con về đây, nghĩa là hai vợ chồng cô phải xuất phát trước đó một giờ. Còn bác Bình Phương cũng đã phải từ Tân bình đi đón hai mẹ con từ hai giờ sáng về nhà trọ. Thật là một ngày vất vả cho các bạn của tôi
    Khi ba chị em về nhà thì mâm cơm dọn sẵn đã nguội lạnh. Hai cô em kêu toáng lên:
    - Đói quá rồi, ăn thôi chị hai ơi.
    Tôi cũng đang rất đói nhưng tôi biết cả ba chị em tôi, dù đang rất đói cơm nhưng rất rất no đầy những niềm vui trong ngày khi mà chỉ một chút vất vả, chúng tôi sẽ rất rất có hi vọng góp phần mang lại ánh sáng cho cuộc đời của một chàng trai còn rất trẻ. Hôm nay chị em tôi có hơn một niềm vui, bọn tôi bội thu niềm vui (còn tiếp).​
     
    Last edited by a moderator: 10/3/17

Chia sẻ trang này

Bình Luận Bằng Facebook

p.viewcount { text-align: right; font-size: 12px; margin-top: -13px; margin-right: 25px; }

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)