Cách xử lý khi động cơ ô-tô quá nóng
Khi đông cơ quá nhiệt sẽ gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng không chỉ cho xe mà cho cả hành khách. Vì vậy khi gặp trường hợp động cơ quá nóng, hãy tran bị những kỹ năng dưới đây để giải quyết kịp thời tình huống.
Bình tĩnh và tìm cách dừng xe sớm nhất có thể
Dù là vấn đề nghiêm trọng nhưng khi động cơ bị nóng cũng chưa đến mức quá nguy hại. Nếu kim nhiệt độ chỉ vào vạch đỏ hoặc có hơi nước bốc ra từ động cơ, hãy đi chậm lại và dừng xe ngay khi tìm được vị trí an toàn.
Nếu nhận thấy có gợn trắng như mây bốc ra thì đó không phải là khói mà là hơi nước tỏa ra từ động cơ bị nóng và vẫn còn thời gian cho bạn dừng xe.
Trong trường hợp không thể dừng ngay lập tức hãy: Tắt điều hòa và mở cửa sổ sau đó bật hệ thống sưởi và quạt tản nhiệt trên xe để làm hơi nóng thoát ra khỏi động cơ và bật đèn báo nguy hiểm và giảm tốc, chạy từ từ đến khi tìm được chỗ dừng xe.
Mở nắp ca pô khi hơi nước không còn bốc ra
Nếu xe không quá nóng, bạn chỉ việc tắt máy và mở nắp ca pô. Nếu nắp ca pô quá nóng để chạm vào hoặc nếu vẫn còn thấy hơi nước, bạn nên chờ một lúc đến khi nắp nguội rồi mới mở. Mở nắp ca pô sẽ giúp một phần hơi nóng thoát ra ngoài.
Tắt động cơ nhưng vẫn để chìa ở chế độ “bật”, nhờ đó đèn, bảng điều khiển, v.v. vẫn hoạt động. Lúc này, quạt tản nhiệt tiếp tục hoạt động ngay cả khi động cơ đã tắt, đẩy nhanh quá trình làm mát máy. Hãy để động cơ nguội hẳn rồi mới chạm vào hay mở nắp két nước làm mát.
Kiểm tra ống tản nhiệt phía trên két nước
Bóp nhẹ vào các ống tản nhiệt ở phía trên nếu thấy cứng và khó bóp thì nghĩa là áp suất trong hệ thống vẫn tương đối lớn và không nên mở nắp két nước vào lúc này.
Hãy dùng khăn để cầm ống để tránh bị bỏng.
Không đụng vào nắp két nước cho đến khi nguội hẳn
Áp suất cao và hơi nước bên trong có thể làm nước nóng bắn ra, vì vậy hãy để nguyên nắp két nước càng lâu càng tốt.
Khi động cơ quá nóng, nhiệt độ của nước làm mát có thể lên đến 120°C. Mặc dù vậy, nước không thể sôi vì hệ thống kín. Tuy nhiên, một khi tiếp xúc với không khí, nước sẽ ngay lập tức sôi trào và có thể gây bỏng.
Vặn nắp két nước
Dùng khăn dày để vặn nắp một cách cẩn thận. Mở nắp sẽ làm chất lỏng bên trong tiếp xúc với không khí. Nếu nắp két nước không có ren, bạn cần ấn nó xuống ngay sau khi nới lỏng để vô hiệu khóa an toàn
Kiểm tra liệu động cơ có bị rò không
Nguyên nhân làm nóng máy thường gặp nhất là rò nước ở hệ thống làm lạnh. Hãy quan sát xem có vết nước trong xe hay vũng nước nhỏ ở dưới xe không, nhất là khi nước làm mát trong két ở mức thấp hay hết hẳn.
Nước làm mát thường có mùi dễ chịu và có thể được nhìn thấy trong các ống dưới gầm xe hoặc xung quanh nắp két nước.
Ở xe đời cũ, nước làm mát thường có màu xanh lá cây. Dù vậy, màu sắc này không đồng nhất giữa các hãng và dòng xe.
Thêm nước làm mát khi động cơ đã nguội
Khi xe đã hết nóng, thường là sau 30-45 phút, hãy châm thêm một ít nước làm mát. Nếu có nước lọc, hãy hòa nước làm mát và nước lọc theo tỷ lệ ngang nhau trước khi châm. Hầu hết các động cơ được thiết kế sử dụng kiểu trộn 50/50 giữa nước làm mát và nước lọc.
Trong trường hợp bất khả kháng, bạn cũng có thể chỉ dùng nước lọc nhưng không nên để quá lâu.
Khởi động lại xe sau khi đã làm mát và kiểm tra kim chỉ nhiệt độ
Kiểm tra kim chỉ nhiệt độ có còn chỉ vào vạch đỏ không? Nếu vẫn còn, bạn cần tắt máy và chờ thêm 10-15 phút nữa cho xe nguội hẳn rồi mới lái tiếp. Nếu không còn, bạn có thể lái xe đi kiểm tra, sửa chữa.
Gọi xe cứu hộ
Nếu hệ thống làm mát bị rỉ nước, xe bị rò dầu hay động cơ không thể hạ nhiệt, hãy gọi xe cứu hộ ngay lập tức. Nếu bất cẩn, đầu máy quá nóng sẽ làm hư hại động cơ và toàn bộ xe hơi.
Nếu bắt buộc phải lái xe, hãy để nó nguội hết mức có thể trước khi chạy lại.