Côn Đảo từ góc nhìn lịch sử
Do vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu – Á. Côn Đảo được người phương tây biết rất sớm.
Từ thế kỷ thứ XIII (1294) đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý tên Marco PoLo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc, số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo. Thế kỷ thứ XV-XVI có rất nhiều đoàn du hành của Châu Âu ghé viếng Côn Đảo.
Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu nhòm ngó các nước Phương Đông. Nhiều lần các công ty Đông-Ấn của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với âm mưu xâm lược. Năm 1702, đời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm thứ 12, công ty Đông – Ấn của anh ngang nhiên đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài, cột cờ.
Sau 3 năm (ngày 3-2-1705) xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai MACASSAR (lính đánh thuê của chính quyền Anh) do chính quyền nhà nguyễn chủ trương tổ chức và chỉ huy nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ xứ Đàng trong, đoàn quân Anh phải rời bỏ Côn Đảo.
Ngày 28-11-1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) trong chuyến đem hoàng tử Cảnh và vương ấn của chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh ký với Bá tước De Montmarin đại diện cho vua Louis 16 hiệp ước Versailles. Đó là văn kiện bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn nhường cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn. Để đòi lại Pháp giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1.200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính phi để chống trả lại Tây Sơn. Nhưng nội tình nước Pháp lúc bấy giờ đang bị khủng hoảng rất nghiêm trọng nên triều đình Pháp không thể thực hiện những cam kết, hiệp ước Versailles về mặt pháp lý cũng như trên thực tế không có giá trị gì.
Ngày 1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị đánh Huế.
Tháng 2-1859 sau những trận đẫm máu ở Vũng Tàu (10-2-1859), Cần Giờ (11-2-1859) giặc Pháp hạ thành Gia Định (17-2-1859).
Tháng 4-1861, Pháp đánh chiếm Định Tường. Chính trong thời gian này, Pháp khẩn cấp đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ Anh nhảy vào hớt tay trên vị trí chiến lược quan trọng này.
Ngày 28-111861, Bonard (thuỷ sư đô đốc Pháp ngang nhiên hạ lệnh cho thông báo hạm Norzagaray đến xâm chiếm Côn Lôn lúc 10 giờ sáng.
Tên trung uý hải quân Pháp Lespès Sebastien Nicolas Joachim đã tự vỗ ngực nhân danh nước Pháp chính thức đặt ách thống trị lên quần đảo Côn Lôn bằng một biên bản: “Tuyên cáo xâm lược”.
Ngày 14-1-1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo, họ có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm hải đăng Côn Đảo, nhằm chóng chế nếu có nước nào phản kháng hành động xâm lược.
Dinh Chúa Đảo (dinh Tỉnh Trưởng)
Ngày 1-2-1862 Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Lôn núi non hùng vĩ, biển trời trong lành thành “Địa Ngục Trần Gian”.
Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp, thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản hạt.
Ngày 16-5-1882, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.
Tháng 9-1954, nguỵ quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân Pháp đã đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.
Ngày 22-10-1956, theo sắc lệnh Diệm ký thành lập tỉnh Côn Sơn, một tỉnh không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy trị tù.
Ngày 24-4-1965, nguỵ quyền Sài Gòn đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc Bộ Nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chánh.
Sau hiệp định Paris (27-1-1973) nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận Quốc tế, lại đổi tên quần đảo này một lần nữa. Cai tên PHÚ HẢI xa lạ (thị trấn Phú Hải tỉnh Gia Định) được nhắc đến trong các văn-thư-từ của Mỹ nguỵ từ nagỳ 1-11-1974 và cũng là ngày các hòn đảo cũng như các trại tù đều có ghép chữ “PHÚ”.
Trại Phú Hải thuộc trung tâm cải huấn Phú Hải
Ngày 1-5-1975, Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi cảnh “ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN” trải qua 113 năm.
Tháng 5-1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo.
Tháng 1-1977, huyện Côn Đảo – Tỉnh Hậu Giang.
Tháng 5-1979, quận Côn Đảo – Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.
Tháng 10-1991 đến nay: Huyện Côn Đảo, tỉnh BR-VT.
Bộ máy hành chính và dân cư:
Hiện nay Côn Đảo là một huyện chính quyền 1 cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện, trực tiếp đến địa bàn dân cư. Dân số tính đến cuối năm 2003 là 4.466 người, thuộc 9 khu dân cư.
* Thị trấn Côn Đảo: nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở toạ độ 106036/10// vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3m so với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10km và chiều rộng từ 2 đến 3km. Một mặt trông ra biển (VỊNH ĐÔNG NAM). Ba mặt còn lại vây quanh là núi, chính nơi đây tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo.