Đến Nhật Bản trải nghiệm làm Sushi
-
Như vậy, sushi là gì ?
Có thể khái quát đơn giản, sushi là sự kết hợp hoàn mỹ của cơm và hải sản sống hoặc chín. Phương pháp bảo quản và bắt cá từ Trung Hoa cổ đại, qua bàn tay khéo léo của những đầu bếp chuyên nghiệp, làm nên những món sushi hấp dẫn, đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của đất nước mặt trời mọc.
-
Lịch sử và nguồn gốc của sushi.
Vị trí địa lý chịu nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận tạo hóa ban cho Nhật Bản đường bờ biển tuyệt đẹp, kéo dài lên đến gần 30.000km, bao gồm vô số các vùng vịnh, biển lớn nhỏ. Nhật Bản là một trong những cường quốc có nhiều ngư trường lớn nhất trên thế giới, cung cấp vô số nguyên liệu cho những người đầu bếp làm ra món sushi. Vậy nên có thể hiểu vì sao sushi lại có nhiều loại, đa dạng và phong phú đến thế.
Ngày xưa, ngư dân bắt được nhiều cá nhưng không có nhiều cách bảo quản như bây giờ nên họ thường phơi khô hoặc chế biến thành các món ăn để rồi lưu giữ trong thời gian dài. Người Nhật dựa theo nguyên lý và cách thức của người Trung Hoa cổ, cá ướp muối bọc trong cơm, để lên men tự nhiên trong khoảng thời gian 2 tháng cho đến 1 năm. Khi nào ướp xong, người ta chỉ dùng phần cá muối, phần cơm loại bỏ.
Sau này, công nghệ phát triển hơn, người Nhật đã trực tiếp sử dụng cá sống kết hợp với các loại gia vị, tạo nên độ tươi, giữ lại được hương vị nguyên chất để thực khách cảm nhận trọn vẹn cái ngon của các loại hải sản. Vậy nên, sushi chính là thành quả được đúc kết từ nhiều năm, là kiệt tác thành công trong các đổi mới và sáng tạo của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. -
Sự phát triển vượt bật của sushi.
Khái niệm về Sushi ở Nhật Bản được Hanaya Yohei phát minh vào cuối thời kỳ Edo (1603 – 1868). Mới bắt đầu, món ăn này được xem như một loại thức ăn giá rẻ, gần như là món ăn nhanh, được dùng nhiều vào buổi chiều, sau khi thưởng thức xong một buổi biểu diễn sân khấu nào đó.
Vậy thì lý do nào khiến cho sushi nhanh chóng trở nên phổ biến và trở thành biểu tượng của nền ẩm thực Nhật Bản?!Khoảng thời gian những năm đầu thế kỷ 19, người Nhật luôn luôn hối hả với cuộc sống, dường như họ không còn bất kỳ khoảng thời gian nào để dành ra trong việc nghiên cứu, nấu ăn và thưởng thức. Vậy nên hệ thống các cửa hàng đồ ăn nhanh hầu như chiếm lĩnh ngành công nghệ ăn uống. Do đó tiêu chí ăn uống lúc bấy giờ là nhanh – gọn – lẹ – đảm bảo chất lượng.
Lúc bấy giờ, bếp trường Yohei Hanaya – Một đầu bếp thiên tài trong việc sáng tạo và chế biến sushi với những nắm cơm nhỏ, mềm dẻo và nóng kết hợp với các loại hải sản tươi sống hoặc những cuốn cơm trộn với các loại rau củ quả, rong biển. Cho vào hộp cơm nhỏ tiện lợi, món ngon không những cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không gây béo phì như các đồ ăn nhanh ở phương Tây vậy nên nó được nhanh chóng chào đón ở Nhật Bản.
-
Sự hấp dẫn ‘chết người’ của sushi.
Để hoàn thành một đĩa sushi đúng vị không phải là điều dễ dàng gì. Nó đòi hỏi ở người đầu bếp sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và tinh tế trong từng khâu chế biến.
Nước dùng để nấu cơm phải là nước tinh khiết, vậy nên khi cơm chín, hạt cơm mới dẻo, thơm phức mùi gạo, không bị nát, độ mềm vừa đủ để có sự kết dính khi làm sushi.
Nguyên liệu chính là hải sản, phải lựa chọn nguồn hải sản tươi ngon nhất, tốt nhất là lúc vừa mới bắt sống. Như thế, độ ngậy và hương vị khi thưởng thức mới nguyên chất, không pha tạp bất kỳ điều gì. Sushi là đại diện của sự tinh khiết nhất, là sự kết hợp hoàn mỹ của ẩm thực xứ mặt trời mọc.
Ngoài ra, người dân ở Nhật ưa chuộng những loại hải sản được đánh bắt từ các vùng duyên hải, bởi vì họ cho rằng, cá ở đây vô cùng ngon, thịt chắc, hương vị đậm chất và giàu dinh dưỡng nhất. Khi tiến hành chế biến, để món sushi giữ được độ ngon vốn có của nó, người đầu bếp thường sử dụng các dụng cụ làm bằng gỗ. Nguyên nhân là chất chua trong gạo khi trộn cơm với dấm sẽ phản ứng hóa học khi dùng thìa bằng kim loại.Không những thỏa mãn vị giác của thực khách mà những tạo hình, cách trang trí, nắm cơm theo hình thái đậm chất nghệ thuật, kết hợp với các màu sắc từ hải sản khiến cho sushi thêm bắt mắt, mãn nhãn người dùng.
-
Thành phần chính trong món sushi là gì?!
Chính vì sự đa dạng trong nguyên liệu mà Sushi có khá nhiều thành phần và công thức chế biến. Tuy nhiên, tạm thời có thể phân nguyên liệu chính để làm nên món ngon độc đáo này là cơm trộn dấm cùng các loại hải sản tươi như: Cá sống, trứng cá, tôm, rau củ, mù tạt,….
– Cơm trộn dấm: Trong tiếng nhật, cơm trộn dấm còn gọi là là sumeshi hoặc sushimeshi. Loại dấm sushisu dùng trong việc trộn cơm được pha chút muối + đường + rượu ngọt mirin. Cơm không nấu chín hoàn toàn là cho dấm vào trộn là vừa, đừng đợi cơm chín mới trộn.
– Các loại hải sản: Hải sản được dùng để làm sushi trong tiếng Nhật gọi là tane. Đó là các loại cá nhiều chất dinh dưỡng như cá ngừ, cá hồng, cá bơn, cá mũi kiếm hoặc cá mú, cá trình, cá cóc, cá thu. Ngoài ra, còn có những nhóm hải sản như tôm, mực, bạch tuộc, các loại ốc biển, cua biển, trứng cá hồi,….– Thành phần khác: Các loại rau củ quả tươi, đậu phụ non,… gia vị để chấm là nước tương (xì dầu) và mù tạt (wasabi).
-
Dùng wasabi (mù tạt) như thế nào là đúng?!
Có nhiều loại sushi đầu bếp không cho sẵn mù tạt vào trong đó vậy nên gặp trường hợp này, tốt nhất là bạn nên cho mù tạt ra đĩa nhỏ, hòa lẫn với nước tương rồi thưởng thức. Tuy nhiên, trong cách thưởng thức sushi của người Nhật, phương pháp đó hoàn toàn không đúng. Bạn phải để mù tạt ở trên bề mặt sushi, dùng từ từ và tăng lượng mù tạt lên dần cho đến lúc phù hợp là được.
Một đầu bếp chuyên làm sushi kiểu cổ điển thường dễ làm mất lòng thực khách nếu họ hỏi xin thêm mù tạt, bởi vì những người đầu bếp này cho rằng, lượng mù tạt mà họ thêm vào sushi đã đủ hoàn hảo, nếu thêm vào sẽ làm cho món ăn mất ngon. Nhưng ở các cửa hàng hiện đại, vấn đề hỏi xin thêm mù tạt là bình thường, bởi lẽ khách hàng vốn là thượng đế, dịch vụ phải chu đáo.
Lưu ý trong việc sử dụng gừng với sushi trong khi ăn:Đừng bao giờ trộn lẫn gừng với sushi khi ăn. Chung quy, mục đích chính mà nhà hàng cung cấp gừng là dùng để tẩy mùi món ăn trước trong vòm họng của bạn để thưởng thức được trọn vẹn của các loại món ăn sau đó. Vậy nên, việc sử dụng gừng chỉ ở giữa các món ăn, bạn đừng quên điều này nhé!
Wikitravel