Vách ngăn văn phòng dễ dàng di chuyển và thay đổi cách bố trí, hay khi chúng ta phải chuyển văn phòng nó đều được lắp đặt lại như cũ. Để thi công vách ngăn văn phòng thì chúng ta làm như sau: 1. Chuẩn bị dụng cụ thi công vách ngăn văn phòng Tên Hình ảnhTên Hình ảnh 1. Búa 10. Ống cân ni-vô 2. Kềm 11. Ổ cắm quay 3. Kềm rút ri-vê 12. Khoan điện 4. Kéo cắt 13. Cưa 5. Kéo cắt ty 14. Dao trét 6. Tuốc-nơ-vít 15. Dao nhọn 7. Khóa 10 16. Viết chì 8. Thước dây 17. Thước thủy 9. Dây căng, quả dọi 18. Dụng cụ bảo hộ, thang nhôm Lưu ý: Số lượng dụng cụ thi công vách ngăn văn phòng nên phù hợp với quy mô nhóm thi công khung vách ngăn. 2. Chuẩn bị vật tư thi công vách ngăn văn phòng Tên vật tưHình ảnhTên vật tưHình ảnh1. Thanh ngang TC66, TC762. Thanh đứng TC65, TC752. Thi công khung vách ngăn văn phòng Sau khi hoàn chỉnh phần mái và sàn, hệ thống điện nước và trần. Tiếp tục lắp đặt hệ khung vách ngăn văn phòng ta cần những bước sau: Bước 1. Lắp thanh ngang TC66 hoặc TC76 Xác định vị trí thanh lắp thanh ngang trên sàn và trần nhà (kiểm tra bằng quả dọi và kiểm tra độ vuông góc của thanh ngang với tường), độ sai lệch giữa 2 thanh không quá 2 mm, độ hở giữa thanh và sàn/ trần không quá 5 mm. Cố định mỗi thanh bằng 4 vis mũ, khoảng cách giữa các vis là 500 mm. Bước 2. Lắp thanh đứng TC65 hoặc TC75 Lắp các thanh đứng vào thanh ngang, một đầu của thanh đứng cách trần 6÷10 mm,khoảng cách giữa các thanh đứng là 600 mm (hoặc 406, 305 mm) tùy theo bề rộng tấm thạch cao. Kiểm tra độ phẳng các thanh đứng bằng cách dùng dây căng ngang và kiểm tra khe hở giữa dây và thanh. Cố định các thanh bằng vis mũ hoặc rivê. Bước 3. Lắp thanh liên kết ngang Để khung vách ngăn văn phòng ổn định ta nên lắp các thanh liên kết ngang, khoảng cách giữa các thanh là 600 mm. Lưu ý: Sau khi thi công xong phần khung vách ngăn phải chờ các bộ phận khác như: điện, nước … lắp đặt xong rồi mới lắp tấm thạch cao. Bước 4. Lắp tấm thạch cao lên khung vách ngăn Tấm thạch cao được lắp từ trần trở xuống và cách sàn tối thiểu 10 mm để tránh ẩm. Vách thạch cao 1 lớp khi bắt lên khung khoảng cách vis theo cạnh biên của tấm là 200 mm, chính giữa tấm là 300 mm. Đánh dấu vị trí lổ cần khoét trên vách. Vách thạch cao 2 lớp ta tận dụng các tấm lở để bắt cho lớp 1. Khoét lổ trên lớp 1. Lớp thứ 2 bắt so le với lớp thứ nhất 1 bước khung 600 mm (hoặc 406, 305 mm), sử dụng tấm vát cạnh. Đánh dấu vị trí lổ cần khoét trên lớp 2. Lưu ý: Nếu thiết kế có vách có bông thủy tinh hoặc bông đá thì sau khi lắp một mặt, ta dùng keo con chó dán đinh ghim 8÷12 đinh/ m2 đối với bông thủy tinh, 4÷6 đinh/ m2 đối với bông đá. Sau khi dán keo 30 - 45ph thì mới được gắn bông. Với thiết kế có thi công trần chìm vào vách, thì thi công trần trước, vách ngăn sau. Nếu vách ngăn có gắn bông thì thi công vách ngăn trước, sau đó thi công trần. Bước 5. Xử lý Xử lý các mối ghép bằng băng lưới và bột trét. Nếu vách dài trên 10 m thì mỗi 5 m nên tạo them đường gioăng để tránh hiện tượng nứt. Bước 6. Vệ sinh, nghiệm thu, bàn giao Khung vách ngăn đều được xử lý sạch bề mặt. Do đó trong quá trình lắp ráp khung vách ngăn ta nên mang găng tay sạch, không để khung vách ngăn dưới đất để giảm thiểu việc vệ sinh. LẮP ĐẶT KHUNG CỬA & CỬA SỔ Vách ngăn văn phòng tại TP.HCM