Kinh nghiệm Du lịch Côn Đảo 2021
Chốn Tâm Linh Huyền Bí
Nên đi Du lịch Côn Đảo như nào? Tham quan những địa điểm nào? Tắm biển ở đâu? Ăn gì? Nghỉ ngơi ở đâu? … là những câu hỏi thường xuyên của du khách đến huyện Đảo này. Cùng với đó là tìm hiểu về lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta qua các dấu tích lịch sử còn nằm lại nơi đây. Hãy cùng tìm hiểu từ A đến Z xem nơi đây có những điều gì thú vị và có những đặc sản gì chắc chắn phải thưởng thức trước khi chọn cho mình một lịch trình phù hợp nhé!
Côn Đảo ở đâu ?
Cách thành phố Hồ Chí Minh về phía Nam 117 hải lý. Côn Đảo còn được biết đến qua những cái tên khác như Côn Sơn, và cũng có tên khác của người Khmer là Koh Tralach, Côn Đảo là huyện đảo theo hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo là quần đảo quyến rũ được bao quanh bởi những vùng biển cạn là một trong 16 hòn đảo kín đáo dày đặc động thực vật hoang dã. Côn Đảo là hòn đảo rộng nhất với diện tích 51.5km2. Với chiều dài khoảng 15km và rộng từ 1km đến 3km, và ấn tượng nhất là những đỉnh đá granite với tầm với trên 577m. Côn Đảo nằm ở kinh độ Đông 106036’ và vĩ độ Bắc 8046’.
Danh sách 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo với tổng diện tích 76 km².
1. Côn Đảo hoặc Côn Lôn hay Côn Sơn, Phú Hải, 51,5 km²
2. Hòn Côn Lôn Nhỏ còn gọi là Hòn Bà, Phú Sơn, 5,45 km²
3. Hòn Bảy Cạnh còn gọi là Hòn Bãi Cạnh, Phú Hòa, 5,5 km²
4. Hòn Cau còn gọi là Phú Lệ 1,8 km²
5. Hòn Bông Lang, Bông Lau, Phú Phong, 0,2 km²
6. Hòn Vung còn gọi là Phú Vinh 0,15 km²
7. Hòn Ngọc còn gọi là Trọc, hòn Trai, Phú Nghĩa, 0,4 km²
8. Hòn Trứng 0,1 km²
9. Hòn Tài Lớn 0,38 km²
10. Hòn Tài Nhỏ 0,1 km²
11. Hòn Trắc Lớn còn gọi là Phú Hưng 0,25 km²
12. Hòn Trắc Nhỏ còn gọi là Phú Thịnh 0,1 km²
13. Hòn Tre Lớn còn gọi là Phú Hòa 0,75 km²
14. Hòn Tre Nhỏ còn gọi là Phú Hội, 0,25 km²
15. Hòn Anh còn gọi là Hòn Trứng Lớn
16. Hòn Em còn gọi là Hòn Trứng Nhỏ
Thời tiết Côn Đảo thế nào?
Côn Đảo là hòn đảo gần xích đạo nhất của Việt Nam, Côn Đảo có khí hậu nhiệt đới với 2 mùa trong năm: mùa khô (từ tháng Mười Hai tới tháng Tư có gió mùa đông bắc) và mùa mưa (từ tháng Năm tới tháng Mười Một có gió Tây Nam). Lượng mưa hàng năm là 2.100mm (cao nhất tháng Mười) và nhiệt độ trung bình là 270C.
Lịch sử Côn Đảo?
Côn Đảo được các thủy thủ phương Tây gọi là Poulo Condore (đọc lệch là Côn Lôn), từ năm 1862 đến năm 1975, nơi đây đã trở thành nhà tù tàn bạo minh chứng cho tội ác của chế độ cũ lên những người tù yêu nước. Đây cũng là nơi Chúa Nguyễn Ánh trọn là điểm trú chân để tránh quân Tây Sơn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ nơi đây là minh chứng cho sự tàn bạo của chế độ cũ khi cho xây dựng nhiều nhà tù để giam giữ những người yêu nước.
Đến với Côn Đảo ngày nay, du khách lại thấy một thiên đường du lịch tự nhiên tuyệt đẹp và còn rất hoang sơ cho những người đi tìm cái đẹp và sự bình yên. Ở nơi đây, bạn có thể khám phá để cảm nhận sâu sắc về lịch sử đau thương bất khuất của dân tộc, thám hiểm những khu rừng nguyên sinh yên tĩnh, những bãi biển còn hoang vắng phủ đầy cát trắng, những dải san hô đầy màu sắc và khám phá thế giới tuyệt vời dưới mặt nước
Đi Côn Đảo như thế nào?
Đi tour Côn Đảo từ Hà Nội hay Hải Phòng hoặc Vinh thì có nhiều cách nhưng đi bằng máy bay là nhàn và đỡ mệt nhất. Đi bằng tàu cao tốc thì chỉ nên đi từ tháng 3 tới tháng 7, khi gió nhẹ nhàng và biển êm ả.
Sân bay Côn Đảo
Đi bằng máy bay
Hiện nay có 2 hãng hàng không đi ra Côn Đảo và đi theo 2 hình thức hoàn toàn khác nhau.
1. Bay Vasco – Vietnam Airlines: Sẽ bay bằng máy bay ATR-72. Quý khách sẽ bay chuyển tiếp đến các sân bay như Tân Sơn Nhất (tp.HCM) hoặc Sân bay Cần Thơ rồi tiếp tục nối chuyến bay của hãng Vasco ra Côn Đảo. Sân nay Côn Đảo rất nhỏ nên làm thủ tục rất dễ dàng.
Lịch bay Tp.HCM – Côn Đảo (SGN-VCS)
05:55 | → | 06:55 | VN 8051 |
06:30 | → | 07:30 | VN 8057 |
09:00 | → | 10:00 | VN 8053 |
09:25 | → | 10:25 | VN 8055 |
10:10 | → | 11:10 | VN 8079 |
12:35 | → | 13:35 | VN 8059 |
13:20 | → | 14:20 | VN 8067 |
15:25 | → | 16:25 | VN 8073 |
Lịch bay Côn Đảo – TpHCM (VCS-SGN) (Từ thứ 2 đến CN hàng tuần)
07:15 | → | 08:20 | VN 8050 |
09:50 | → | 10:55 | VN 8056 |
10:20 | → | 11:25 | VN 8052 |
12:45 | → | 13:50 | VN 8078 |
13:35 | → | 14:40 | VN 8058 |
15:40 | → | 16:45 | VN 8066 |
16:15 | → | 17:20 | VN 8054 |
16:45 | → | 17:50 | VN 8072 |
Thông tin chuyến bay từ TpHCM đến Côn Đảo (Từ thứ 2 đến CN hàng tuần)
Giớ Bay Trung Bình: 1 tiếng 05 phút |
Điểm đi: Sài Gòn |
Điểm đến: Côn Đảo |
Khoảng cách 237km |
Airlines: Vietnam Airlines |
2. Bay Bamboo Airways: Bamboo bay thẳng các chuyến từ Hà Nội đến Côn Đảo
Tàu cao tốc
Thông tin tàu cao tốc chạy tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo. Sẽ tiết kiệm hơn 5 tiếng di chuyển so với các bạn đi từ Cần Thơ hay Sóc Trăng. Giá vé cho các bạn tham khảo:
Lưu ý:
Trẻ em dưới 6 tuổi và chiều cao < 1.2 m được miễn vé.
Giá vé trẻ em từ 6-11 tuổi và người già trên 60 tuổi là: 550.000 VND / vé.
Giá vé thứ 6, 7, CN là: 880.000 VND / vé. Trẻ em và người già: 700.000 VND / vé.
Quý khách gửi họ tên – năm sinh – số CMND để mua vé (giống mua vé máy bay)
Điạ điểm đi lễ tại Côn Đảo?
Chùa Vân Sơn hay còn gọi là Chùa núi một
Đã đi tour du lịch Côn Đảo thì bạn hãy ghé thăm Chùa Vân Sơn nhé. Chùa tọa lạc trên ngọn Núi Một thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vân Sơn Tự được chính quyền Sài Gòn xây dựng vào năm 1964 để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân Côn Đảo. Tổng diện tích quần thể chùa Vân Sơn Tự là 19.434 m2 bao gồm các hạng mục: Cổng chào, Gác chuông, tượng Phật Bà Quan Âm, miếu Địa Tạng, miếu Sơn Thần, nhà thờ Tổ.
Miếu Năm Cô | Miếu Ngũ Hành
Miếu Năm Cô ngôi miếu được xây dựng năm 1970, cách trung tâm Côn Đảo chừng 12km, theo đường lộ đi bến Đầm về hướng Tây Nam. Miếu thờ năm vị nữ thần. Theo truyền thuyết dân gian, năm vị nữ thần có những quyền năng liên quan đến tất cả các ngành nghề trong xã hội như: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Các vị thần luôn phù hộ cho nông dân, ngư dân,thợ thủ công, tiểu thương và nhân dân trong vùng bình an, làm ăn phát đạt.
Miếu Ngũ Hành Nương Nương
An Sơn Miếu hay còn gọi là Miếu bà Phi Yến
Vì thất bại liên miên nên chúa Nguyễn Ánh có ý định đưa hoàng tử Hội An (hoàng tử Cải) sang Pháp làm con tin để cầu viện binh. Bà Phi Yến, vợ chúa Nguyễn Ánh không đồng ý nên có lời can rằng: Việc đánh nhau với quân Tây Sơn là việc nội bộ trong đất nước, nên dùng sức mạnh trong đất nước để đối địch lại. Không nên dùng sức mạnh nước ngoài để giải quyết vấn đề nội bộ trong nước, dù có thắng cũng không vẻ vang mà sợ bị mang tiếng là “cõng rắn cắn gà nhà”… Chỉ vì mấy lời khuyên can như vậy mà Chúa Nguyễn Ánh nghi ngờ bà Phi Yến không trung thành, bắt đem chém đầu. Các quan can gián, bà Phi Yến mới được tha tội chết. Tuy nhiên, bà bị giam vào một hang đá trong một ngọn núi trên hòn đảo gần đảo Côn Sơn. Từ đó, hòn đảo được gọi tên là Hòn Bà.
Miếu Bà Phi Yến
Làng An Hải (nơi có ngôi An Sơn Miếu ngày nay) có hội đàn chay, nên người dân rước bà đến tham dự. Đêm hôm đó tại làng An Hải bà đã bị tên Biện Thi lén vào cấm phòng của bà để dở trò sàm sỡ, song Biện Thi chỉ vừa kịp nắm lấy tay bà đã bị bà tri hô dân làng bắt giam kịp thời. Cũng đêm hôm đấy bà Phi Yến đã liều mình tự tử để được vẹn toàn danh tiết. Số phận đã an bài cho Bà yên nghỉ làng An Hải. Người dân lập miếu thờ Bà đây và tên Miếu được đặt là Miều Bà Phi Yến.
Miếu Cậu
Miếu thờ cũng là phần mộ của (Hoàng tử Cải) Hoàng tử Hội An con bà Phi Yến và Chúa Nguyễn Anh. Còn Hoàng tử Hội An thấy mẹ bị giam cầm oan ức, kêu gào khóc lóc đòi cha cho được ở cùng mẹ. Nguyễn Ánh chẳng động lòng, lại còn coi hoàng tử như một mối loạn về sau, bèn ra lệnh ném con xuống biển. Thi thể hoàng tử trôi dạt vào bãi Đầm Trầu. Dân làng Cỏ Ống vớt lên an táng trọng thể và hàng năm cúng bái để tỏ lòng sùng kính. Hiện nay, ngôi mộ và miếu Cậu thờ hoàng tử vẫn còn ở làng Cỏ Ống.
Miếu Cậu
Trong thời gian bị giam, theo truyền thuyết, bà Phi Yến đã được con vượn bạch nuôi sống bằng trái cây để sống qua ngày. Sau khi bị Tây Sơn kéo đến vây đánh, Chúa Nguyễn Ánh đã bỏ Côn Lôn lên thuyền chạy ra đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Nhờ đó, bà Phi Yến thoát chết. Bà được vượn bạch cùng hắc hổ hai con vật trung thành đưa ra khỏi hang, trở về làng Cỏ Ống nơi có mộ của con trai bà là hoàng tử Cảnh. Dân làng đã dựng một gian nhà bên cạnh mộ con trai bà để hàng ngày Bà trông nom và thắp hương.
Thăm nghĩa trang Hàng Dương phần mộ Cô Sáu
Nghĩa trang Hàng Dương nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài 113 năm từ năm 1862 đến năm 1975. Đây cũng là nơi chôn cất chị Võ Thị Sáu người Côn Đảo còn gọi là Cô Sáu. Phần mộ của Cô gắn liền với những câu chuyện có thật về sự linh thiêng.
Chú ý Nghĩa trang Hàng Dương mở cửa từ 7h00 – 22h00 hàng ngày.
Tương đài liệt sĩ
Mộ Cô Sáu
Thăm nghĩa trang Hàng Keo
là nghĩa trang có trước nghĩa trang Hàng Dương các mộ liệt sĩ được trôn cất tại Hàng Keo đã được quy tập phần nhiều về nghĩa trang Hàng Dương.
Nghĩa trang Hàng Keo
Địa điểm Khu Di tích Lịch sử tại Côn Đảo?
Nhà của Chúa Đảo
Đây là nơi ở và làm việc của các đời tỉnh trưởng Côn Đảo từ thời Pháp thuộc đến thời chính quyền Sài Gòn. Một biệt thự đẹp có kiến trúc từ thời Pháp rộng rãi và đầy đủ tiện nghi khi đi tour Côn Đảo từ Hà Nội.
Trại giam Phú Hải
Trại giam cách nhà Chúa Đảo khoảng 500m. Đây là trại giam cổ nhất, được Pháp xây dựng từ thời mới chiếm Việt Nam năm 1862. Nơi ghi dấu bước chân lưu đày của hàng trăm nghìn người tù chiến sĩ yêu nước với các truyền thuyết về Hầm Xay Lúa, Phòng Tối… Đây là nơi cụ các nhà yêu nước nổi tiếng khác như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh nhà chí sĩ yêu nước đã sáng tác bài thơ nổi tiếng (Đập Đá ở Côn Lôn)… cho đến những nhà cách mạng nổi tiếng như: Tổng Bí thư Lê Duẩn ,Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ, thủ tướng Phạm Hùng, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh… từng bị giam cầm tại nơi đây.
Trại Phú Tường – Chuồng cọp kiểu Pháp
Hệ thống “chuồng cọp” được xây dựng kiên cố ẩn giữa các mê cung cổng trong, Tại đây, du khách sẽ được nghe thuyết minh viên kể và nhìn tận mắt các hình thức tra tấn dã man nhất đã diễn ra tại đây. Tại chuồng cọp này có kiến trúc nhà 2 tầng. Tù nhân bị giam ở dưới, phía bên trên tầng 2 lính canh dùng gậy tre bịt ống đồng đánh xuống, cùng với đó là dội nước bẩn và bột ghẻ xuống phía dưới. Tại đây đã giam cầm những người nữ anh hùng như: Bà Võ Thị Thắng (với nụ cười Chiến Thắng – Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Trương Mỹ Hoa…
Trại giam Phú Bình
Thiết kế 1 tầng thấp lợp mái tôn xi-măng để ban ngày trời nóng hắt xuống như thiêu đốt các tù nhân. Mỗi phòng giam chỉ 5m2 và không có bệ nằm, đêm người tù phải ngủ trên nền xi măng. Trại Phú Bình còn là trung tâm đấu tranh của những người tù Côn Đảo trong những năm 1973-1975, đặc biệt là trại 6 khu B. Đây là nơi thông tin về ngày giải phóng Sài Gòn sớm nhất. Và cũng là nơi chấm dứt “Địa ngục trần gian” sau 113 năm (1862-1975).
Bảo tàng Côn Đảo
Nơi lưu giữ các kỷ vật gắn bó suốt giai đoạn kháng chiến chống thực dân, đế quốc ở chốn “địa ngục trần gian” này. Và là nơi lưu giữ những di sản văn hóa, lịch sử lâu dài của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho công cuộc phát triển bền vững của huyện Côn Đảo.
Điểm du lịch nổi tiếng tại Côn Đảo?
Hòn Tre
Hòn Tre
Đi tour Côn Đảo giá rẻ bạn hãy ra Hòn Tre nhé. Nằm cách đảo chính 1giờ đi thuyền, xung quanh đảo hòn Tre có rất nhiều san hô và các loại cá đẹp và ấn tượng. Bạn có thể lặn ngắm san hô và các loại cá ở nơi đây.
Rừng Ông Đụng
Bãi biển Ông Đụng
Đây là rừng quốc gia tại Côn Đảo, bạn có thể đi trecking xuyên rừng nguyên ngày trong khu rừng nhiệt đới. Đến nơi đây, cũng có bãi biển bạn có thể tắm biển và ngắm san hô bằng ống thở
Mũi Cá Mập
Mũi cá mập
Ngắm bình minh tại nơi đây là đẹp nhất trên hòn đảo này. Bạn nên thức dạy thật sớm nhé để đón những ánh bình minh đầu tiên.
Bãi Nhát
Bãi Nhát
Chiều chiều tại Côn Đảo thì bạn nên đển bãi nhát nhé, ngắm hoàng hôn với người yêu tại đây thì quá tuyệt luôn ấy.
Bãi Đất Dốc
Du khách có thể tự mình khám phá bãi biển nơi đây với những hẻm núi ăn tận bờ biển, tạo nên những bãi tắm nhỏ riêng tư và lãng mạn
Bãi biển Lò Vôi hay Bãi An Hải
Bãi tắm ngay gẩn trung tâm huyện đảo dành cho gia đình bạn nhé.
Bãi An Hải
Bãi biển Đầm Trầu
Được xem như bãi tắm đẹp nhất, du khách có thể vừa tắm biển vừa lặn ngắm biển tại đây
Xem Vích tại hòn Bảy Cạnh
Hòn Bảy Cạnh
Đi tour Côn Đảo bạn cố gắng đi xem rùa đẻ trứng nhé. Buổi tối tại hòn Bảy Cạnh vào tầm tháng 6 đến tháng 9 nếu may mắn bạn sẽ được chiêm ngưỡng nha. Tiếp đó, tham gia chương trình chinh phục đỉnh Hải Đăng Bảy Cạnh cao 353m so với mực nước biển được người Pháp xây dựng từ năm 1883.
Đặc sản tại Côn Đảo có gì?
Ốc vú nàng
Tại Côn Đảo ốc vú nàng được mệnh danh là đặc sản cực kỳ quý hiếm. Món ốc này làm được nhiều món như nướng, luộc, trộn gỏi đều được. Những con ốc vú nàng thường to bằng 3 ngón tay, nhưng ốc ở Côn Đảo trong môi trường tự nhiên to gần bằng bàn tay. Con ốc vú nàng có màu hồng đậm mới là ngon nhất. Ốc vú nàng như một đặc sản không thể thiếu của người dân Côn Đảo.
Tôm Mũ Ni
Đến với tour du lịch Côn Đảo du khách không thể bỏ qua món này. Là loại giáp xác hơi giống bề bề. Thường phân bố ở vùng nước cạn và chỉ bắt được khi vào ban đêm. Đây là loài có dinh dưỡng cao, thịt ăn ngọt, mềm rất là thơm. Làm được nhiều món như rang muối hoặc nướng mỡ hành.
Cua mặt trăng
Cua mặt trăng có tên tiếng anh là Carpilius maculatus. Hình dáng cua giống y tên gọi với mai có hình dạng như mặt trăng vậy. Cua ăn ngon và rất chắc thịt. Cua này rất hiếm và khá đắt đó.
Mứt hạt bàng
Vào mùa hè tại Côn Đảo, quả bàng rụng khắp nơi, người dân gom lại và đem phơi sau đó chẻ ra để làm hạt mứt. Công đoạn tách ra rất cầu kỳ. Khi ăn rất bùi và ngon. Món này mang về làm quà thì tuyệt vời.
Mắm hàu
Mắm hàu được làm từ những con hàu tươi sau khi tách vỏ, rửa sạch và để ráo nước trộn đều với muối sống, ớt bột, ớt trái, rượu, riềng… với công thức chỉ có người dân Côn Đảo mới biết và đóng chai mang ủ. 3 tuần sau, mắm có màu đỏ tươi, thịt hàu nổi lên là có thể ăn được.
Mực một nắng
Mực 1 nắng “xịn” thịt rất giòn, thơm, ngọt và mềm, ăn giòn không khô như mực bình thường, hương vị thơm ngon ăn xong là nghiền. Để có mực 1 nắng ngon, người dân ven biển rửa mực bằng chính nước biển. Mực được đem ra phơi nẵng nhưng không phơi quá lâu, thịt ngọt và tươi hơn.
Bánh mì heo quay Côn Đảo
Bánh mì nướng bằng lò điện nên bên ngoài giòn đều, bên trong vẫn dày mềm và mùi thơm đặc trưng. Heo quay nửa nạc nửa mở chan với nước sốt tuyệt vời ăn cực kỳ ngon không gây chán.
Cháo hàu
Cháo hàu ở Côn Đảo là món ngon không thể bỏ qua, nếu đến Côn Đảo mà không ăn món này thì hơi phí ạ. Hàu tươi ngon được đánh bắt, tầm ướp gia vị cùng với gạo nếp ngon tạo độ đặc sánh của cháo.
Cá mú đỏ
Được đánh giá là loài hải sản hiếm và đắt. Loại cá này có thớ thịt trắng, vị cá ngon, thơm và rất dai. Có thể chế biến món sốt, gỏi mang đặc trưng riêng của Côn Đảo.
Ốc đụng/ ốc nón
Ốc có hình chóp có phần thịt ốc rất đẹp vàng và rất hấp dẫn.Thịt ốc rất giòn, sật và có vị ngọt đậm đà. Khi nuốt vào sẽ có cảm giác mùi biển.
Gợi ý lịch trình tham quan Côn Đảo
Bản đồ đi lễ tại Côn Đảo
Nếu bạn đến Côn Đảo để đi lễ mình khuyên bạn nên đi theo thứ tự sau đây để thuận lợi nhất cho khóa lễ:
Đầu tiên nên đi lễ Phật tại chùa Vân Sơn trước
Sau đó đi đến Miếu ngũ hành Nương Nương là thờ mẫu.
Tiếp tục đi An Sơn Thần thờ Bà Phi Yến
Rồi đi Miếu Cậu thờ Hoàng tử Cảnh.
Buổi tối bạn sắm lễ đi thăm Nghĩa trang Hàng Dương và lễ các chiến sĩ và lễ Cô Sáu