Bộ tộc Dukha, hay còn gọi là Tsaatan, sinh tồn trong giá lạnh tới âm 53 độ C ở Mông Cổ, và đây là đất nước duy nhất còn sót lại với cuộc sống du mục. Dù diện tích rộng nhưng phần lớn đất đai ở Mông Cổ là đồng cỏ, thích hợp với chăn nuôi gia súc hơn để trồng trọt. Cùng với đó, khí hậu nơi đây tương đối khắc nghiệt, mùa hè nền nhiệt có thể đạt tới 40C trong khi mùa đông, nhiệt độ trung bình xuống – 30C. Cuộc sống của người dân du mục Mông Cổ ngày nay không khác nhiều so với tổ tiên của họ, vẫn nay đây mai đó với túp lều và đàn gia súc – tài sản lớn nhất của mỗi gia đình.
Nhiếp ảnh gia kiêm học giả Hamid Sardar-Afkhami đã hé lộ cho người xem những hình ảnh chưa từng thấy về cuộc sống hàng ngày của người dân du mục Dukha (còn được biết đến với tên gọi là bộ tộc Tsaatan) sống ở phía Bắc Mông Cổ.
Người Dukha sống dựa vào việc chăn thả tuần lộc trong những khu rừng tuyết, nơi nhiệt độ có thể xuống tới âm 53 độ C. Thời tiết giá lạnh này lại là điều kiện thích hợp để nuôi dưỡng tuần lộc.
Người Dukha thuần hóa tuần lộc, nuôi chúng để lấy sữa, pho mát, lông và làm vật cưỡi trong các cuộc đi săn nai và lợn rừng.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, họ phải di chuyển liên tục và sống tạm bợ trong những túp lều đơn sơ.
Hiện nay, thói quen sinh sống cùng bầy tuần lộc của người Dukha đang bị đe dọa bởi dân số của họ và số lượng tuần lộc đều đang sụt giảm. Số lượng tuần lộc ở đây chỉ còn khoảng 600 con.
Người Dukha hiện chỉ còn khoảng 44 gia đình với 200 – 400 người. Thu nhập chủ yếu của họ đến từ việc bán các sản phẩm thủ công cho khách
du lịch và cho du khách thuê cưỡi tuần lộc.
Đối với người Dukha, tuần lộc không chỉ là một loài vật nuôi gắn liền với cuộc sống của họ mà còn mang ý nghĩa như một biểu tượng văn hóa.
Bộ ảnh của Hamid Sardar-Afkhami ghi lại cuộc sống khoáng đạt của bộ tộc chăn thả tuần lộc, vẻ đẹp con người và thiên nhiên hoang vu nơi mảnh đất Mông Cổ.
Người Dukha cùng bầy tuần lộc đi xuyên qua rừng tuyết là hình ảnh đặc trưng của vùng đất này.
Sưu tầm Internet/WikiTravel