Vũ Hán – Thêm 1 Điểm Đến Đáng Quan Tâm
Là thành phố đông dân nhất miền Trung Trung Quốc, có vị trí then chốt ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán – thủ phủ Hồ Bắc còn được mệnh danh là “Chicago” của phương Đông” với nền kinh tế phát triển rực rỡ, đồng thời lưu giữ nhiều giá trị văn hóa – lịch sử Trung Quốc. Đặc biệt hơn, đây là nơi Hoàng Hạc Lâu “ngự trị” trong thi phẩm nổi tiếng Thôi Hiệu và là quê hương của “Tiểu Long Nữ” – Lưu Diệc Phi tài sắc vẹn toàn.
-
Vũ Hán, hành trình ‘ngược dòng quá khứ’
Vũ Hán là thành phố lớn nhất ở miền Trung Trung Quốc, nằm ở phía Nam sông Dương Tử và cách Thượng Hải khoảng 800km về phía Tây. Trong giai đoạn trước thời Tần (770 TCN – 221 TCN), đây là đất của Nhà nước Chu (một trong bảy tiểu bang chiến trước khi Tần, trong triều đại phong kiến đầu tiên của đất nước) và là cái nôi của nền văn minh Chu rực rỡ. -
Ngày nay, Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và có số dân nhất miền trung Trung Quốc. Thành phố này không chỉ là trung tâm về kinh tế, thương mại mà còn là nơi hội tụ cả những kì quan tuyệt đẹp về thiên nhiên cũng như lịch sử đất nước Trung Hoa.
-
Vẻ đẹp hài hòa giữa những công trình kiến trúc cổ và hiện đại của Vũ Hán sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi đầy lý thú. Từ Vũ Hán, bạn có thể kết hợp tham quan những điểm du lịch lân cận như: Phượng Hoàng Cổ Trấn, Trùng Khánh, Kinh Châu, Nghi Xương, Vũ Long – Xích Thủy và khám phá “chiến trận” thời Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng của Trung Quốc.
-
‘Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ’
Đến Vũ Hán, du khách không thể bỏ qua Hoàng Hạc Lâu – Tam đại văn hóa danh lâu mà nhiều người biết đến trong án thơ của Thôi Hiệu (bài Hoàng Hạc Lâu) và Lý Bạch (bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng). Công trình này được xây dựng vào năm Hoàng Vũ thứ 2 của đời nhà Ngô thời Tam Quốc, tức là năm 223 dương lịch. -
Với tuổi thọ gần 1.800 tuổi, Hoàng Hạc Lâu trở thành một trong ba công trình lầu tháp cổ nhất tại Trung Hoa. Nơi đây còn là thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với trận Xích Bích, Khổng Minh mượn gió đông, Khuất Nguyên viết Ly tao, Tôn Quyền xem trận thế…trong thời Tam quốc diễn nghĩa.
-
Hoàng Hạc Lâu từng trải qua 12 tu sửa và xây cất lại, mỗi lần tái thiết chiều cao của nó cũng được tăng lên và có thêm nhiều tầng tháp mới. Hiện tại, Hoàng Hạc Lâu có 5 tầng lầu, được xây dựng mới nhất vào năm 1980, sau khi ngọn tháp cũ bằng gỗ bị thiêu cháy vào năm 1884. Đến đây vào một buổi chiều, leo lên ngọn tháp cao nhất để ngắm nhìn thành phố Vũ Hán trong cơn mưa rả rích, cũng chợt thấy (hay ảo giác?) một chút khói sóng bay lên từ dòng Dương Tử:“Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?…” (Thôi Hiệu)
-
Núi Võ Đang – ‘thiên đường’ bước ra từ tiểu thuyết Kim Dung
Núi Võ Đang hay còn gọi là núi Thái Hòa, cách Vũ Hán khoảng 400km về phía Tây Bắc. Nơi đây là vùng đất thánh của đạo giáo, khai sinh môn võ Thái Cực Quyền được cả thế giới biết đến. Ngoài ra, tín đồ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng đã rất quen thuộc với núi Võ Đang, vì đây là nơi “khai sinh” phái Võ Đang – 1 trong 3 môn phái lớn rất hay xuất hiện trong tiểu thuyết của ông, ngay từ bộ Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. -
Ngày nay quần thể công trình này được gìn giữ khá nguyên vẹn, với đoạn đường dài 70km từ chân núi đến đỉnh, với 32 đền thờ Đạo Giáo và tòa Trúc Kim Điện với 405 tấn đồng mạ vàng tọa lạc trên đỉnh núi. Võ Đang là một địa điểm cho những du khách nào yêu thích khung cảnh thiên nhiên trong lành, tránh xa bụi trần tìm đến với những điều nhẹ nhàng, thanh tịnh.
-
Hiện tại, Vũ Hán vẫn chưa được nhiều tín đồ du lịch săn đón bằng các điểm đến láng giềng như: Phượng Hoàng Cổ Trấn, Trùng Khánh, Trương Gia Giới hay Vũ Long – Xích Thủy. Tuy nhiên, với đường bay thẳng từ TP.HCM được khai thác từ 07/2018, Vũ Hán hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách Việt Nam trong thời gian tới.
WikiTravel