Đỉnh Thiêng Yên Tử
Được mệnh danh là đệ nhất linh sơn của Việt Nam, Yên Tử nổi tiếng với hệ thống di tích các đền chùa và lễ hội tâm linh, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, du khách sẽ được trải nghiệm không ít “khổ nạn” trên con đường tìm đến thanh tịnh, bình yên cho tâm hồn.
Được mệnh danh là đệ nhất linh sơn của Việt Nam, Yên Tử nổi tiếng với hệ thống di tích các đền chùa và lễ hội tâm linh
Ngọn núi Yên Tử
Núi Yên Tử (Yên Tử Sơn – Hán tự 安子山 ) là ngọn núi nổi tiếng của Việt Nam. Núi cao 1068m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Đông Triều tại miền Bắc Việt Nam. Nằm giữa ranh giới tỉnh Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh. Hẳn ai nghe về Yên Tử cũng biết đây là ngọn núi mang tinh anh, linh hồn của con dân đất Việt. Yên Tử không chỉ là nơi hội tụ văn hóa, văn hiến lâu đời mà còn được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên.
Yên Tử không chỉ là nơi hội tụ văn hóa, văn hiến lâu đời mà còn được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên
Đỉnh núi Yên Tử – khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Việt Nam, gắn liền với nhiều sự tích Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308). Với hệ thống động thực vật phong phú, nằm chênh vênh trên độ cao 1.068 m, quần thể di tích chùa và am tháp là địa điểm tốt để thể hiện sự thành tâm của các thiện nam tín nữ Phật tử.
Với 3 chùa chính là chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Đồng – điểm đến cuối cùng trong quần thể di tích Trúc Lâm Yên Tử, du khách vãn cảnh sẽ được trải nghiệm cảm giác tự mình vượt qua bao nhiêu chông gai, vất vả trên đường leo núi để rồi sau đó thỉnh được ba hồi chuông vang vọng giữa chót vót mây vờn sương cuộn.
Du khách vãn cảnh sẽ được trải nghiệm cảm giác vất vả trên đường leo núi để rồi sau đó thỉnh được ba hồi chuông vang vọng giữa chót vót mây vờn sương cuộn
Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, đỉnh núi thiêng Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.
Yên Tử vốn từ lâu được xem như là thánh địa của Phật giáo Việt Nam, bởi lịch sử lâu đời và những giá trị văn hóa xứng tầm quốc tế mà Yên Tử sở hữu.
Yên Tử cũng được dân gian ví von là Phật sơn, được tất thảy người dân kính ngưỡng và sùng bái. Non thiêng Yên Tử nổi tiếng nhất chính bởi văn hóa tâm linh cùng các sự tích về Phật giáo, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, An Nam Tứ Đại thần khí.
Non thiêng Yên Tử nổi tiếng nhất chính bởi văn hóa tâm linh cùng các sự tích về Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Quần thể di tích Yên Tử có nhiều chùa, rất nhiều am, tháp trải từ Bí Thượng (chân Dốc Ðỏ) đến chùa Ðồng, bao gồm 3 khu di tích:
+ Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh)
+ Khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều, Quảng Ninh)
+ Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử (nằm trên các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động tỉnh Bắc Giang).
Danh thắng Yên Tử – trung tâm phật giáo của Việt Nam, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để lập nên dòng thiền Trúc Lâm. Nơi đây không chỉ là di tích gắn liền với những câu chuyện lịch sử, những giai thoại kỳ thú mà còn là điểm đến hành hương lý tưởng cho du khách thập phương hàng năm.
Truyền thuyết Phật hoàng Trần Nhân Tông xuất gia
Nằm ở địa bàn xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang cùng với khu di tích lịch sử đền Trần ở Đông Tiều, Quảng Ninh được đề nghị UNESCO là Di sản thế giới.
Nhưng dù điều đó có thành hiện thực hay không thì không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp kỳ vĩ, mờ mờ ảo ảo, như thực như hư ở đây. Đoạn đường để lên đến chùa Đồng dài chừng 6km với hàng ngàn bậc đá, đường rừng đủ để chứng minh cho lòng thành của bất cứ ai khi đến đây. Chẳng thế mà nhân gian có câu:
Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”
Hệ thống cáp treo Yên Tử được hoàn thiện vào năm 2001 đã giúp con đường hành hương trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều
Hàng trăm công trình chùa, tháp, am… được vua Trần Nhân Tông xây dựng để phục vụ cho việc giảng dạy, truyền đạo và tu hành. Trải qua bao thăng trầm thời gian với những biến cố của lịch sử, số lượng chỉ còn lại là 11 nhưng xung quanh mỗi di tích đều kèm theo nhiều giai thoại hay những câu chuyện lịch sử có thật càng làm cho du khách thêm thích thú, tò mò, đặc biệt là giai thoại về suối Giải Oan – nơi được coi là ranh giới giữa đời thường và sự nghiệp hành đạo.
Chuyện kể rằng khi vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại núi Yên Tử, rất nhiều cung nữ đã được vua Trần Anh Tông gửi đến để khuyên can, mong cha nghĩ lại nhưng vua vẫn một lòng hướng phật khiến nhiều người gieo mình xuống suối để tỏ lòng trung. Vua Nhân Tông sau đó đã lập đàn cúng để giải oan cho họ, cái tên Giải Oan của dòng suối cũng từ đó mà ra.
Suối Giải Oan – nơi được coi là ranh giới giữa đời thường và sự nghiệp hành đạo
Chùa Hoa Yên hay chùa Cả, chùa Phù Vân, Vân Yên là điểm dừng chân tiếp theo. Nằm ở độ cao 543m, là ngôi chùa to nhất với Tiền Đường, Hậu Cung, có Tả vu Lầu Chuông, Hữu vu Lầu Trống và nhà thờ Tổ, tạo nên không gian kiến trúc kiểu “Nội công, ngoại quốc”. Bước tiếp những bậc thang ở độ cao 700 m là chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Những Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên hay Thác Vàng, Thác Bạc, thiền viện Túc Lâm Yên Tử là những công trình, những di tích mà du khách có thể tham quan, vãn cảnh.
Chùa Một Mái
Chùa Hoa Yên
Cuối cùng là chùa Đồng – công trình độc nhất vô nhị không chỉ bởi kiến trúc, điêu khắc độc đáo mà còn bởi ý nghĩa tâm linh to lớn của nó. Chùa nặng khoảng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m. Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần. Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng. Bốn đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như hình bông sen đang nở vươn lên.
Chùa Đồng – công trình độc nhất vô nhị không chỉ bởi kiến trúc, điêu khắc độc đáo mà còn bởi ý nghĩa tâm linh to lớn
Các chi tiết của chùa được điêu khắc nhiều kiểu khác nhau (hoa văn, họa tiết, mộng mẹo, v.v…) sau đó vận chuyển và lắp đặt trực tiếp trên đỉnh Yên Tử. Dù có đi cáp treo thì du khách cũng phải leo thêm một đoạn đường dài cả trăm mét, qua những con đường gồ ghề đá sỏi mới có thể đến nơi. Người ta vẫn truyền miệng nhau rằng ai đi Yên Tử được 3 năm liên tiếp thì ước gì được nấy nên biết đâu bất ngờ, bạn hãy thử đi!
Kinh nghiệm du lịch Yên Tử
Nếu hỏi rằng, Yên Tử mùa nào đẹp nhất thì bạn sẽ nhận được câu trả lời là nên đến đây vào mùa xuân, khi vạn vật đâm chồi, nảy lộc, chim muông vui hót và khi các lễ hội còn đang rộn ràng. Mùa xuân lên Yên Tử, du khách có thể được ngắm vẻ đẹp của hoa mai vàng nở rực bên các triền núi. Đây là giống mai quý hiếm của Yên Tử.
Những cây hoa mai vàng cổ thụ vươn cao, nằm trên vách núi cheo leo, bông hoa 5 cánh, tỏa mùi hương thơm mát, thanh khiết, khoe sắc vàng rực trước tiết xuân lạnh nơi núi rừng xanh thẳm. Mùa xuân, thời tiết cũng dễ chịu hơn và nếu có đi bộ 6000m thì cũng không phải điều gì quá ghê gớm, đúng không nào?
Mùa xuân, thời tiết cũng dễ chịu hơn và nếu có đi bộ 6000m thì cũng không phải điều gì quá ghê gớm, đúng không nào?
Nhưng Yên Tử mùa nào cũng đẹp. Mùa hè ở Yên Tử trầm lắng hơn khiến lòng người cũng dịu hơn. Bao lo toan, buồn phiền dường như tan biến, chỉ còn lại mình với sự hùng vĩ của thiên nhiên. Đặc biệt, mùa hè còn có thêm những khóa tu ở Thiền viện Trúc Lâm dành cho học sinh. Những bài học về chữ hiếu, đối nhân xử thế… giúp các em trân trọng cuộc sống xung quanh hơn để hoàn thiện bản thân mình.
Mùa thu và mùa đông ở Yên Tử không có sự đông đúc, ồn ã, chen lấn vội vàng như những ngày lễ hội nên du khách có thể thong dong dạo bước trên từng bậc đá rêu phong đến khám phá những ngôi chùa cổ kính, thỏa thích ngắm nhìn màu xanh bạt ngàn của những rừng trúc, những ngọn trúc mảnh mai uốn cong đan xen giữa những tán cây tùng, cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Thong dong dạo bước trên từng bậc đá rêu phong đến khám phá những ngôi chùa cổ kính, thỏa thích ngắm nhìn màu xanh bạt ngàn
Người ta đến Yên Tử ngày một đông không chỉ bởi lòng ngưỡng mộ chốn tu hành thiêng liêng, mà còn là nơi họ tìm lại sự bình yên thanh thản trong cõi đời vô thường. Dù có theo đạo Phật hay không, nơi đây vẫn là điểm đến du lịch nổi tiếng ở miền Bắc, có đủ sự bình yên, thanh tịnh mà bạn nên đến ít nhất một lần trong đời.