7 MÓN ĂN NÊN THỬ KHI ĐẾN CAO NGUYÊN ĐỒNG VĂN
Cao nguyên Đồng Văn với những cảnh đẹp núi rừng hùng vĩ, làng mạc thơ mộng cùng những cánh đồng hoa tam giác mạch nối dài tận chân trời, đã hấp dẫn du khách ghé thăm nơi đây. Ngoài những khám phá về vùng đất xinh đẹp, ta hãy thử một lần thưởng thức 7 món đặc sản đậm chất “cao nguyên” dưới đây.
1. Thắng dền
Thắng dền là món ăn vặt của người Hà Giang. Nó gần giống như món bánh trôi nước của người Hà Nội, có vỏ bánh làm từ bột gạo nếp, và nhân chay bọc đậu đỏ. Mỗi viên bột được nặn chỉ khoảng to hơn đầu ngón tay cái một chút, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi chín nổi lên thì vớt ra. Pha thêm nước đường nấu với gừng, nước cốt dừa, và rắc một ít vừng hay lạc ăn kèm. Vừa mới nấu xong ăn ngay sẽ thấy được vị thơm của gừng và lạc rất hòa quyện.
Thắng dền gần giống như món bánh trôi nước của người Hà Nội
Đây là món ăn đặc trưng của các tỉnh vùng núi phía Bắc, các thớ thịt được cắt dài theo mạng sườn xát muối, bóp rượu, vắt nước rồi đem xiên vào que treo lên gác bếp. Đó là loại thịt heo còn thịt trâu thì tẩm ớt và gia vị rồi mới đem treo gác bếp. Qua thời gian hun khói, thớ thịt sẽ săn lại, chảy mỡ, ăn tới đâu lấy tới đó. Nếu là thịt heo thì vị mềm hơn, thường dùng chế biến các món khác như kho, xào, còn thịt trâu thì gần như biến thành món khô. Thịt trâu có vị dai hơn, ngọt hơn nên du khách đến đây thường mua về làm quà, vừa ngon vừa lạ miệng.
Những thớ thịt trâu được treo trên gác bếp
Món xôi này được xem là không thể thiếu trên mâm cỗ của người dân tộc. Xôi ngũ sắc đúng như tên gọi, có 5 màu trắng, vàng, tím, đỏ, xanh, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Món ăn văn hóa này len lỏi vào đời sống của người dân vùng cao khi họ mang theo chúng để lên nương rẫy lót dạ. Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc làm hoàn toàn từ gia vị thiên nhiên chứ không phải pha màu. Họ đã lấy màu đỏ là màu từ trái gấc hoặc lá cơm đỏ, màu xanh từ lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng,… Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước, màu tím lấy từ lá cơm đen, hoặc lá cây sau sau. Nhờ những gia vị tự nhiên này mà xôi có mùi thơm quyến rũ, đậm đà chứ không lạc lẽo.
Màu sắc độc đáo của xôi ngũ sắc làm hoàn toàn từ gia vị thiên nhiên
Cháo ấu tẩu có nguyên liệu chính là củ ấu tẩu (hay còn gọi là ô đầu, phụ tử), một loại củ có chất độc thường mọc trên đá vùng đồi núi phía Bắc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây độc dẫn đến tử vong, song song với nó lại là một phương thuốc quý dân gian có tác dụng chữa bệnh. Người dân Đồng Văn biết cách chế biến củ ấu tẩu theo cách riêng để chất độc này mang lại lợi ích khi ăn.
Củ ấu sau khi chế biến sẽ được hầm với chân giò, nấu với cháo gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm, thêm chút thịt băm nhỏ là xong. Khi vớt ra tô còn đập thêm một quả trứng gà, rắc thêm một ít ớt, tiêu, hành, rau mùi, tía tô mới hoàn chỉnh.
Cháo ấu tẩu có nguyên liệu chính là củ ấu tẩu, một loại củ có chất độc thường mọc trên đá vùng đồi núi phía Bắc
Đây là loại rượu truyền thống của người dân tộc Mông, được nấu từ loại ngô của vùng địa phương, kết hợp với loại men lá truyền thống tạo nên vị ngọt, thơm của ngô. Loại rượu này có độ cồn không quá cao nên người uống không lo bị mệt nhiều sau khi uống. Vào ngày nghỉ, sau ngày tết người dân trong bản đưa nhau xuống chợ, cùng quây quần bên những gùi rượu, bàn rượu vừa uống vừa nói chuyện phiếm.
Người dân địa phương đang chế biến món rượu ngô
Khi nới về cao nguyên Đồng Văn thì hình ảnh của những cánh đồng, ruộng bậc thang trải dài hoa tam giác mạch đã in sâu vào lòng người. Từ loại cây hoa tươi đẹp này người ta lấy hạt của cây để làm bánh, khi ăn có vị mềm xốp, hậu vị ngọt, lạ miệng. Bánh được hấp chín trên bếp lửa, nên khi đến tay người mua vẫn còn giữ nguyên hơi ấm. Mỗi bánh to chừng hai bàn tay người lớn. Người dân thường mua bánh này để ăn cùng với món đặc sản danh tiếng mang tên Thắng cố.
Những chiếc bánh mang màu hồng của hoa tam giác mạch
Có thể nói món đặc sản “có một không hai” này chính là hương vị tạo nên một Đồng Văn đậm đà, khó quên. Người ta ghé chợ Đồng Văn, nhấm nháp rượu ngô, ăn thắng cố cùng bánh hoa tam giác mạch đã thành lệ. Món ăn này làm từ nguyên liệu chính là thịt và nội tạng ngựa hoặc bò. Chúng được chế biến rồi xào lăn, sau nung trong nước dùng hàng giờ đồng hồ. Thắng cố được nấu trong một nồi lớn, du khách mua bao nhiêu sẽ bán bấy nhiêu, tính theo từng bát. Món này gần giống với phá lấu của Sài Gòn nhưng hương vị hoàn toàn khác bởi hương vị chính đến từ thảo quả, hạt dổi, củ sả…
Đây là món đặc sản nổi tiếng nhất của vùng cao nguyên Đồng Văn