Thưởng lãm vẻ đẹp đất nước, con người và tình hữu nghị hai nước Việt Nam – Trung Quốc
Thắng cảnh Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm ở Đông Bắc Việt Nam, có hàng nghìn hòn đảo lớn
nhỏ với các hình thù kỳ bí và các động đá vôi lạ mắt. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái rừng
ngập mặn, quần thể san hô, rừng cây nhiệt đới… với hàng ngàn loài động, thực vật. Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Triển lãm do Báo ảnh Việt Nam (Thông tấn xã Việt Nam) và Báo Ảnh Trung Quốc (Cục Xuất bản Phát hành Ngoại văn Trung Quốc) phối hợp tổ chức.
81 bức ảnh tiêu biểu trưng bày tại triển lãm đã chuyển tải các giá trị văn hóa và khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên và người dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Triển lãm là hoạt động góp phần vun đắp tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Cùng thưởng lãm vẻ đẹp đất nước, con người và tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc qua các bức ảnh trưng bày tại triển lãm:
Hà Nội – thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Với bề dày lịch sử lâu đời, cảnh vật phong phú, danh lam thắng cảnh trải khắp,
Hà Nội xứng đáng với tên gọi “mảnh đất ngàn năm văn hiến”.
Phố cổ Hội An thuộc thành phố Hội An, Quảng Nam, Việt Nam, xây dựng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, là một thương cảng ở miền Trung trước đây, cho đến nay vẫn gìn giữ được
diện mạo kiến trúc cổ như những khu nhà cổ, hội quán, chùa, cầu… Năm 1999,
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Thượng Hải là trung tâm kinh tế của Trung Quốc, cũng là trung tâm tài chính nổi tiếng toàn cầu, là một trong những thành phố có quy mô về dân số và diện tích lớn nhất trên thế giới.
Tây Hồ thuộc thành phố Hàn Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc cho đến nay là Di sản văn hóa duy nhất về thể loại ao hồ của Trung Quốc lọt vào danh sách Di sản thế giới.
Nhã nhạc cung đình Huế ra đời từ thời nhà Hồ ở Việt Nam là loại nhạc của cung đình, được xem là loại hình âm nhạc chính thống. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Kinh kịch là một thể loại ca kịch của Trung Quốc, được coi là quốc túy của quốc gia này, đã có lịch sử hơn 200 năm. Năm 2010, kinh kịch được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Lấy đề tài là bảo vệ loài chim quý hiếm của thế giới “Cò lửa”, vũ kịch “Chu Hoàn” của Trung Quốc đề cao tinh thần yêu chuộng hòa bình của con người và thiên nhiên,
được mệnh danh là “vở kịch hồ thiên nga của phương Đông”.
Thanh niên hai nước Việt Nam – Trung Quốc biểu diễn văn nghệ bên bờ sông Bắc Luân – con sông giáp ranh biên giới hai nước.
Tục đón Tết truyền thống của người Trung Quốc.